Ngày đăng: 07/04/2024|Cập nhật:05/07/2024
64
3 ngày 2 đêm
4 người
5
Tay lái phải cứng nhé
Xin chào các phịch thủ ^_^
Chắc hẳn bất kì ai khi tìm các thông tin về Hà Giang đều lạc trong ma trận thông tin với vô số các điểm Checkin cùng hàng tá các lưu ý. Do đặc thù địa hình trải dài, các điểm Check cách nhau từ vài chục đến cả trăm Km nên rất khó để “đi hết Hà giang” trong một lần. Đa phần đều chọn các cung “đại trà” để làm quen với địa hình đồi núi, sau đó sẽ giành các dịp sau nữa để hiểu về Hà Giang hơn.
Bài viết này mình sẽ cố gắng cung cấp các thông tin lắng đọng nhất để các bạn có thể hiểu được tổng quan về Du lịch Hà Giang, từ đây vạch ra được lịch trình hợp lý nhé.
Tải toàn bộ kế hoạch hành trình, chi phí mình đã làm tại đây
Blog cảm nhận chuyến đi Hà Giang tại đây
Chợ Quyết Tiến họp vào mỗi sáng thứ 7 ở ngay sát Quốc lộ 4C, cách cổng trời Quản Bạ khoảng gần chục km. Quyết Tiến có thể coi là phiên chợ vùng cao đầu tiên mà bạn găp trên chặng đường chinh phục Hà Giang. Đừng bỏ lỡ, sau khi xuất phát từ Tp Hà Giang chỉ khoảng hơn 1h các bạn sẽ tới Quyết Tiến, gửi xe và làm một vòng chợ, ăn một gói xôi ngũ sắc hay một món bất kỳ rồi vác máy ảnh chạy quanh chợ, bạn sẽ tự tìm ra những điểm riêng của phiên chợ này
Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn
Đây là một điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích, vị trí cây cô đơn này nằm ở xã Cán Tỷ, trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh. Các bạn chú ý là ngay chỗ cầu Cán Tỷ sẽ có 2 đường đi Yên Minh, đường phía dưới xa hơn nhưng là đường to đẹp hơn, đi xuyên qua rừng thông Yên Minh. Đường phía trên gần hơn sẽ đi qua điểm check-in này.
Đâu đó người ta vẫn gọi rừng thông Yên Minh là một Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Ngay khi chạm ngõ rừng thông, bạn sẽ có cảm giá như đi lạc vào một chốn hoang sơ mà tĩnh lặng, nơi có bầu không khí vô cùng thoáng đãng khiến ai đó không muốn về.
Cung đường đẹp rừng thông Yên Minh bắt đầu từ đoạn xã Na Khê cho đến Thị trấn Yên Minh, đoạn quốc lộ 4C với hai bên đường bạt ngàn thông.
Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.
Sủng Là cũng là nơi có cánh đồng tam giác mạch được trồng ngay trong làng văn hóa thôn Lũng Cẩm, đây là một trong những cánh đồng tam giác mạch khá rộng và đẹp. Thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn là nơi có nhiều cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ và có hơn 63 hộ dân tộc Mông và Hán sinh sống lâu đời.
Sủng Là là một trong số ít vẫn còn giữ nguyên vẹn các bản sắc của người dân tộc, hình ảnh các cô gái đeo gùi lấy núi hái rau hay thong thả ngồi dệt vải
Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.
Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú thực chất chưa phải là Cực Bắc của Việt Nam, điểm cực thực sự này nằm ở dưới dòng sông Nho Quế, nơi mà phải mất cả ngày đường cùng với sự dẫn dắt của những người am hiểu bạn mới có thể đến. Hiện nay, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km đã có một mốc cực Bắc mang tính biểu tượng khác được xây dựng nằm tại bản Xéo Lủng.
Tương truyền rằng ngày xưa người dân cho ngựa thồ hàng đi từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh còn khỏe thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc có tên là Thẩm Mã. Đây là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Sau khi vượt qua con dốc này, các bạn sẽ tới mảnh đất Phố Cáo.
Sau những dải mây hoa hồng, Phó Bảng nhỏ nhắn nằm khép mình bên những dãy núi đá tai mèo. Cả thị trấn chỉ có vài chục nóc nhà, nằm rải rác trên con đường chính và một vài nhánh nhỏ. Theo suốt dọc con đường chính, những ngôi nhà nhuốm màu sắc thời gian. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông và người Hoa. Những ngôi nhà trình tường có tuổi đời đã hơn trăm năm, cánh cửa gỗ cũ kỹ dán những câu đối chữ Hán đã cũ màu, tường nâu rêu mốc, mái ngói âm dương. Cuộc sống giản dị trôi qua từng ngày.
Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.Nét độc đáo ở phiên chợ Đồng Văn ở những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, chủ yếu là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Khác với phiên chợ dưới xuôi là người ta đến chợ để mua bán, đồng bào đến phiên chợ Đồng Văn, ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ.
Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở khu vực cực bắc Lũng Cú. Sau khi đi qua hẻm núi Tu Sản, chạy dọc theo đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc, sông Nho Quế tách ra chảy vào địa phận tỉnh Cao Bằng và cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Từ một vài năm gần đây, dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách muốn ngắm nhìn hẻm Tu Sản ngay dưới lòng sông. Các bạn có thể lựa chọn đi thuyền tại bến Tà Làng (xuôi dòng) hoặc bến thuyền tại khu vực xã Xín Cái (ngược dòng).
Để có thể trải nghiệm vẻ kỳ vỹ này, các bạn nên một lần xuống tận mặt sông để đi thuyền dọc sông, ngắm nhìn hẻm Tu Sản. Có 2 bến thuyền để các bạn có thể đi, 1 là bến ở thôn Tà Làng, Pải Lủng, 1 bến thuyền khác ở khu vực xã Xín Cái, phía bên kia của đèo Mã Pì Lèng về phía Mèo Vạc.
Bến Tà Làng
Từ Đồng Văn đi lên đèo Mã Pì Lèng, đến địa phận xã Pải Lủng, Mèo Vạc các bạn sẽ thấy có biển chỉ dẫn đi xuống bến thuyền sông Nho Quế. Cung đường 8kmk từ đây xuống đến bến thuyền dài khoảng 8km nhưng vô cùng dốc, nhiều cua tay áo. Các bạn đi xe máy có thể tự chạy xuống đây, các bạn đi ô tô có thể thuê người dân chở xuống với chi phí 150k cho cả đưa xuống đưa lên.
Giữa bao la núi đá, một “dải lụa xanh” uốn lượn dưới chân đèo Mã Pì Lèng và dãy núi Sơn Vỹ mang đến cho miền đá khát nét đẹp dịu dàng, nên thơ.
Từ giữa lòng hẻm vực, ngước nhìn lên hai vách đá cao vút chỉ thấy vòm trời xanh phía trên xa tít càng khiến con người cảm thấy bé nhỏ trước thiên nhiên hùng vỹ. Một không gian mà nắng không thể chiếu tới khiến nhiệt độ giữa hai vách đá mát lạnh
Bánh cuốn trứng Hà Giang ngon là do sự kết hợp của bột bánh dẻo vừa đủ, nhân thịt đậm đà, đặc biệt là bát nước chấm có vị riêng biệt.
Đây là món “vừa ăn vừa đợi”, người bán khi có khách gọi mới tráng bánh, đập thêm trứng lên mặt lớp bột rồi dùng vỏ bánh gói lại. Trứng không chín hẳn mà chín lòng đào, có vị béo ngậy, nhanh tay chấm vào bát nước chấm được ninh từ xương, khác với nước mắm thường thấy. Thực khách cũng có thể lựa chọn thêm miếng giò trắng ăn kèm. Món bánh cuốn trứng chủ yếu được bán buổi sáng ở Tp Hà Giang, phố cổ Đồng Văn và trong một số chợ.
Địa chỉ tham khảo: 29 Phố Cổ, Huyện Đồng Văn, Hà Giang
Giá: 30.000 – 40.000 VND
Món này nói về nguồn gốc thì hơi ghê một chút nhưng mà người địa phương lại rất thích. Người ta sẽ sử dụng ruột non của con ngựa, món thắng cố khi nấu lên sẽ không có mùi nồng nặc mà chỉ dịu nhẹ thôi. Khi ném thử, bạn sẽ cảm nhận thấy cả hương thơm của thảo quả, củ sả và hạt dổi. Hà Giang vào một chiều se lạnh, húp được một bát thắng cố nóng nổi còn quý hơn cả cao lương mỹ vị.
Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Cháo khi ăn có vị đắng nên nhiều người gọi là cháo đắng. Cháo đắng ở Hà Giang mùa nào cũng có, nhưng chỉ bán vào ban đêm
Địa chỉ: Cháo ẤU Tẩu Hương – quốc lộ 2, trung tâm thành phố Hà Giang,
Giá: 20.000 – 40.0000 VND
Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là mèn mén.
Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua mèn mén ở những phiên chợ vùng cao thường diễn ra vào chủ nhật hàng tuần.
Giá: 20.000 – 40.000 VND
hạt tam giác mạch phải được phơi khô đủ độ rồi đem đi xay bằng tay. Quá trình xay cũng cần sự khéo léo để ra mẻ bột thật mịn, đều tránh bị lợn cợn sau khi chế biến. Người ta nhào bột đã xay với nước rồi đóng thành khuôn, đem đi nướng. Giá thành của sản phẩm sau khi ra lò nóng hổi là 10.000-15.000 đồng một chiếc bánh
Người mông gọi hạt rau dền là “sú tù” nghĩa là “gạo trời”. Hạt rau dền tròn, nhỏ như hạt vừng, có màu trắng trong. mỗi gia đình thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích trồng ngô, nhà ít cũng có hàng chục cân, nhà nhiều có tới cả tạ. Bà con giữ lại một ít làm giống cho vụ sau, còn lại để dành làm bánh. Sú tù được rang nổ tách vỏ, trắng và thơm, rồi nghiền thành bột, sau đó pha chế với mật ong bạc hà, mật mía hay đường làm bánh chè lam hoặc rang lên trộn với đường, mật rồi cán thành bánh bỏng.
Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.
Mật ong bạc hà được người dân ở đây sản xuất theo phương pháp truyền thống, chủ yếu lấy từ hoa bạc hà và một số loài hoa của các loại thảo mộc hoang dại. Mật ong bạc hà có màu xanh nhạt, pha lẫn chút màu vàng, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu mát và sánh đặc.
Ba kích dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc là một loại dây leo thuộc họ Cà phê và có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Ba kích mọc hoang khá nhiều ở những khu rừng thứ sinh ở các vùng trung du và vùng núi Bắc Bộ, dưới tán những kiểu rừng lá rộng nhiệt đới ẩm. Những địa phương có nhiều loại cây này ở nước ta có thể kể đến như Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình…
Cây chè shan tuyết tại Phìn Hồ sống cheo leo ở độ cao hàng nghìn mét trên dãy núi Pìn Hò có khí hậu quanh năm mát mẻ. Fìn Hồ trà được chế biến từ búp chè 1 tôm và 2 lá non hái ở những cây chè Shan tuyết cổ thụ trên 200 tuổi tại vùng núi cao thôn Fìn Hồ – xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì. Quá trình canh tác và chế biến không sử dụng chất hóa học. Hương vị chè tại đây có vị thơm ngon, tinh khiết đặc biệt do thiên nhiên ban tặng bởi khí hậu thổ nhưỡng ở độ cao trên 1300m
Day
Đi Hà Giang bằng ô tô + xe khách
-> Nên đi bằng cách này
Đi phượt Hà Giang bằng xe máy
Từ Hà Nội, có rất nhiều cung đường đi Hà Giang bằng xe máy, nhưng chủ yếu là 2 cung sau đây:
Cung đường 1: Hà Nội ⇒ Sơn Tây ⇒ cầu Trung Hà ⇒ Đoan Hùng ⇒ Tuyên Quang ⇒ TP Hà Giang
Cung đường 2: Hà Nội – Vĩnh Yên ⇒ Sơn Dương ⇒ Tuyên Quang ⇒ TP Hà Giang
-> Không nên đi bằng cách này
Thời gian đi
Đầu tiên cứ tưởng 6-7h đến Hà Giang ai ngờ 4-5h sáng đã đến rồi nên bạn cần đặt thêm một phòng tạm ở TP Hà Giang để ngủ tạm và thuê xe máy ở đây luôn. Thường là phòng Dom rẻ tầm 50k/người
-
Day
Thuê xe thì thường xe Khách đến Hà Giang là tầm 4-5h sáng nên bạn cần thuê tạm một chổ nghĩ để nghỉ tầm 2 tiếng đến 7h đi ăn sáng và 8h có thể bắt đầu di chuyển. Vậy thì thuê xe ở chỗ này luôn
-
Day
Bản đồ du lịch
Có 4 huyện du lịch nhưng dân tình chủ yếu đi Đồng văn – Mèo Vạc
Các điểm du lịch tại ĐỒng Văn
Các điểm du lịch tại Mèo Vạc
Lịch trình du lịch tham khảo
-
Day
Đi ô tô từ Hà Nội đến Hà Giang (mất 8 tiếng)
Xe đón tại 1 trong các địa điểm: Phố cổ bờ hồ, bến xe giáp bát giải phóng, bến xe mỹ đình
Đi xe giường nằm cung điện trang bị wifi, rèm che, màn hình giải trí, Giường Massa
Trải nghiệm -
Day
Check in hà Giang
Hà Giang – Yên Minh
Yên Minh- Đồng văn
Ăn tối ngủ nghỉ đồng văn
Trải nghiệm -
Day
Trải nghiệm -
Day
Chợ đồng văn
Đồng văn – Sông nho Quế – Mã pí lèng
Mã Pí lèng – Mèo vạc – Hà Giang – Hà Nội
Trải nghiệm -
Mùa thu (tháng 8-9-10)
Mùa Xuân (Tháng 2-3-4)
Mùa hè (Tháng 5-6-7)
Mùa Đông (Tháng 11-12-1)
+ Nếu không tự tin vào tay lái (quen đường nhiều đèo dốc), không có nhiều thời gian chuẩn bị, không đủ sức khỏe (lớn tuổi), không quen tự tìm hiểu thông tin… bạn nên đi tour ghép.
+ Nếu đủ sức khỏe, tự tin tay lái, thích khám phá, trải nghiệm, có thời gian chuẩn bị kĩ càng lịch trình, dịch vụ, thông tin tại điểm đến… bạn nên đi tự túc. Phần bên dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn tất cả thông tin cần cho một chuyến đi du lịch Hà Giang tự túc.
– Hai phương tiện thuận tiện nhất: xe máy và ô tô (Hà Giang không có tàu hỏa).
– Cách 1 (tiết kiệm thời gian nhất): Xe khách + thuê xe máy (hoặc ô tô ở Hà Giang)
– Cách 2 (tiết kiệm kinh tế): Đi xe máy hoặc xe ô tô riêng từ Hà Nội (hoặc các tỉnh khác)
Mùa hoa tam giác mạch: Tháng 10-12.
Mùa hoa cúc cam: Tháng 10.
Mùa hoa cải vàng: Cuối tháng 12.
Mùa hoa đào, hoa mận: Tháng 3.
Mùa hoa gạo: Tháng 3-4
Cho đến thời điểm hiện tại, Hà Giang vẫn chưa có sân bay và ga tàu. Chính vì vậy, nếu bạn ở xa và muốn du lịch Hà Giang tự túc bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Bạn hãy đặt vé đến Hà Nội trước. Sau đó, từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe bus giường nằm hay đi xe khách đến Hà Giang. Hoặc phượt xe máy từ Hà Nội đến Hà Giang cũng là một trải nghiệm rất thú vị dành cho bạn.
Hà Giang có rất nhiều phiên chợ đặc sắc diễn ra hàng tuần. Các phiên chợ được diễn ra khắp các thôn và huyện. Tiêu biểu nhất là những phiên chợ diễn ra tại huyện Quản Bạ và Đồng Văn.
Tổng tầm 2.700.000/người/3 ngày 2 đêm
CÓ FORM TỰ TÍNH TIỀN BÊN DƯỚI
Đây là bảng chi phí thực tế của đoàn mình đi 4 người, ở 3 ngày 2 đêm
URL: https://ducmu.net/travel/dong-van-ma-pi-leng