Nắng gió Đà Nẵng

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Đà nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam!

Nói vậy thôi chứ dịp này đi theo gia đình nên ko cảm nhận được đời sống của người dân :v. Đành review những chỗ đã đi vậy

Cảm nhận đầu tiên về Đà nẵng là đường phố rất thoáng và sạch sẽ. Giao thông đơn giản, ít khi có công an đứng đường. Đi đâu cũng thấy biển: nếu gặp người lang thang xin gọi hotline: 355xxxxx. Đà nẵng thực sự đang phấn đấu trở thành tp 5 không – đó là không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của.  (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

 

Mình ở Khách sạn Mỹ Khê 2 nhìn thẳng ra bãi Mỹ Khê luôn, đi qua bên đường là đến Biển. Nhưng khổ là đợt này Đà nẵng nắng quá, nếu ko đi thăm địa danh nào thì cả ngày ở trong khách sạn, phải tầm gần 6h mới tắt nắng mới xuống bơi đc :(. Ngày đầu tiên mn chủ yếu ổn đinh ngủ nghỉ và đi ăn uống các kiểu

 

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Ngày sau đến thăm bức tượng phật Quan tâm cao 300m tại chùa linh ứng. ko hứng thú với đền chùa lắm nên xin show ảnh =))

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Ngày 3 đến cái chợ Cồn – chợ lớn nhất Đà nẵng. Bán hàng ở đây đều rao bằng miệng, mồm ai cũng to, nói nhiều và lien tục ko mệt, tạo thành bản “hợp ca” ấn tượng =)). Cũng tình cờ biết được cô Bạn Thị Mít (quen qua hội MU) đang ở Đà nẵng nên rủ đi xem phim :p. Sau đó còn “hứa hẹn” dậy sớm xem bình minh mà cuối cùng vì đi nhầm hướng nên “mỗi người 1 nơi” =))

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

 

Mà trước khi đến Đà nẵng còn được bạn Nhung (học cùng ĐH) giới thiệu cho e Giang (dân bản xứ) dẫn đi chơi :d. Ăn  sang vs món bún chả cá cay xè rồi đi café xem tuổi teen ở Đn thế nào :p

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Ngày 4 đi Hội An – Phố ko CỔ như mình nghĩ. Xem mấy tranh vẽ về Hội An thấy ảo quá nhưng đến tận nơi thấy rằng ko khí hiện đại quá, chắc vì du lịch phát triển nên làm mất đi cái màu thời gian của phố nơi đây. Hay nhất là vụ vào chợ mình giả làm người nước ngoài, mấy bà tỏ vẻ kiểu ngơ ngác ko tin nhưng cũng may có anh Nỉnh(người thái lan) nói cùng + mình cũng kiên nhẫn nên lừa đc =)). Chắc nghĩ mình kiểu con lai người Tây gốc Việt =)).

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

 

Tiếp theo đi thăm ngũ Hành sơn (nghe qua như hoa quả sơn của ngộ ko). Leo bậc và ngắm nhìn thiên nhiên từ trên cao qua 1 chiếc ống nhòm (đã hỏng =)) ). ở đây có Động Ánh sáng khá thú vị, kiểu có 1 lỗ hổng cho ánh sáng chiếu xuống tạo cảm giác thoát xác =)). Hoặc như mấy game là đi vào đó sẽ qua bàn khác =)) (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

 

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Buổi tối có những thú vui là ngồi nc và trêu chị lễ tân cute =)). Hoặc thuê xe máy vào thành phố thăm Cầu Sông hàn. Trên đường đi mình cố gắng tìm kiếm các hàng quán ven đường, nơi tụ tập nhiều thanh niên để ngồi  chem’ Gió và nghe nghe ngóng các bạn trẻ ở đây hay bàn chuyện gì nhưng bất lực. Về sau hỏi ra mới biết, giới trẻ đà nẵng chia thành 2 kiểu, ăn chơi thì vào bar, ngoan thì 9h đã có mặt ở nhà đóng cửa đi ngủ =)). Chán thật, 9h ở hà nội người ta mới bắt đầu ra đường mà :v

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Kinh nghiệm du lịch đà nẵng

Thời gian qua xem các kiểu bài báo về đã nẵng, tp free, những điều khác biệt, chỉ có ở đà nẵng….mà mong 1 lần trở lại đây quá. Đi tự do mình sẽ có thể cảm nhận được thế nào là “đáng sống” :v. Vụ ngã ở Đắc lắc làm mong ước này thật trở nên xa vời :(( . (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

 

 

 

THÔNG TIN DU LỊCH 

Tổng QuanĐường điChơi gìĂn gìở đâuMua quàLưu ýVideo
Đà Nẵng là một trong 20 thành phố sạch nhất thế giới. Nằm ở vùng Nam Trung Bộ, Đà Nẵng có cả núi, đồng bằng và biển. Các điểm tham quan du lịch nổi tiếng khi du lịch Đà Nẵng bao gồm khu du lịch Bà Nà, bãi biển Mỹ Khê, và khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất châu Á. Đà Nẵng còn có nhiều thắng cảnh mê hồn như đèo Hải Vân, rừng nguyên sinh ở bán đảo Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, Đà Nẵng được bao quanh bởi 3 di sản văn hóa thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn, và xa hơn chút nữa là Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hàng năm Đà Nẵng tổ chức Lễ hội pháo hoa thu hút rất nhiều du khách muôn phương đến tham dự (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Thành phố Đà Nẵng không có thời gian quá nóng, nhiệt độ trung bình 28-30°C ở vào tháng 6, 7, 8. Các tháng mùa đông như 12, 1, 2 thích hợp cho du lịch vì lúc này nhiệt độ chỉ vào khoảng 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C có thể gọi là Thiên đường du lịch mới của Việt Nam.

Dựa vào tình hình thời tiết trên thì thời điểm đi Đà nẵng đẹp nhất là từ: Tháng 2 – 8 hàng năm, tuy khí hậu có nóng hơn ( do hiệu ứng gió phơn ở Lào thổi sang ) nhưng ít mưa và bão và nẵng rất đẹp. Còn từ tháng 9 – 1 hàng năm là mùa mưa đặc biệt từ tháng 10 – 12 thường hay có bão đổ bộ vào nên khá nguy hiểm. Tháng 1 – 4 có lẽ là thời điểm thích hợp cho những du khách muốn đi du lịch tích kiêm, có lẽ đi vào thời điểm này cũng là một lựa chọn thông minh vì thời điểm này không khí ở Đà Nẵng cũng khá mát mẻ và đồng thời không có bão và đặc biệt đi vào thời gian này thì giá cả dịch vụ rẻ hơn so với đi vào tầm tháng 6 – 8. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Ngoài ra nếu bạn muốn thưởng thức những màn Pháo Hoa nghệ thuật của các đội dự thi đến từ nhiều nơi trên thế giới thường diễn ra vào tầm Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 ( dip 30/04 và 01/05 ) hàng năm. Theo khuyến nghị thì không nên đi vào thời điểm này vì giá cả tăng mạnh

Đi từ Hà Nội

Xe lửa: Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 300.000đ đến 1.200.000đ tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.

. (Bạn co thể xem chi tiết tại website ga Hà Nội)

Máy bay: từ Hà Nội đến Đà Nẵng, giá vé dao động từ 600.000đ đến 2.200.000đ, tùy hãng hàng không. Mất 1 tiếng 30 phút để đến Đà Nẵng. Tương tự đối với tuyến Sài Gòn – Đà Nẵng. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Xem thêm: kinh nghiệm đắt vé máy bay giá rẻ

Xe khách:

Xe khách đi Đà Nẵng thường là xe Bắc – Nam giường nằm. Giá vé và chất lượng không chênh lệch nhau nhiều, nhưng về cung cách phục vụ thì yên tâm nhất vẫn nên đi của Hoàng Long và Mai Linh. Ngoài ra còn nhiều hãng xe khác để lựa chọn như Hlink, Thuận Thảo, Phương Trang, Sinh Cafe…

Ở Hà Nội bạn có thể bắt xe khách đi Đà Nẵng tại bến Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm

tốn khoảng 400.000đ – 500.000đ.Thời gian 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng.

Nội thành Đà Nẵng:

Xe máy: tiện lợi và dễ dàng khám phá các điểm tham quan của du lịch Đà Nẵng. Có thể thuê tại khách sạn hay các điểm thuê xe máy, giá từ 60.000đ – 150.000đ/xe/ngày.

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  1 số địa chỉ cho thuê xe máy tốt tại Đà Nẵng :

– Công ty xe máy Trường Đạt 0969.722.744 (Chị Hà) và 0969.822.844 (A. Đạt) địa chỉ K65/86 Tô Hiến Thành (rất gần khu biển Mỹ Khê). Anh Đạt có nhận giao xe tại Khách sạn và Sân bay (website : xemaychothuedanang.com)
 
– Công ty Anh Tuấn Motorbike gần sân bay đà nẵng. Địa chỉ 143/16 Tiểu la . Liên hệ : 0905.70.80.90 hoặc 0913.418.975. Chú Tịnh
 
– Công ty xe máy Lê Trường 0988.007.001 (A. Trường rất dễ thương) giảm giá đặc biệt cho khách du lịch nữ khi đến Đà Nẵng. Khuyến mãi cafe, bản đồ, nước suối cho khách. A Trường còn cung cấp dịch vụ xe 4 chỗ đến 45 chỗ ngồi.

– Công ty XE TỐT của chị Phương Sài Gòn. Địa chỉ 89 Núi Thành ( giao xe tận nơi không tính phí giá rẻ ) Liên hệ chị Phương 0988.444.084 hoặc 0906.40.80.40/ Giá thuê xe từ 80k đến 120k tùy thời gian thuê.

– Dịch vụ thuê xe máy anh Sanh tại Đà Nẵng.Địa chỉ số 7 Nguyễn Duy Hiệu, Quận Sơn Trà , Đà Nẵng SDT: 0984.241.372 (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

 

Xe buýt: có xe buýt liên tỉnh chạy đến Huế (3 tiếng), và Hội An (1 tiếng)

Taxi: các thương hiệu taxi Sông Hàn, Tiên Sa, Mai Linh, Vinasun Green

– Taxi Mai Linh : (0511).3.56.56.56

– Taxi Sông Hàn : (0511).3.72.72.72

– Taxi Tiên Sa : (0511).3.79.79.79

– Vinasun Taxi :  (0511).3.68.68.68
Thuê xe du lịch Đà Nẵng

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Nếu bạn đi đông người, thì bạn có thể thuê riêng cho mình 1 chiếc xe du lịch, tùy vào số lượng người mà chọn thuê chiếc xe phù hợp. 1 số địa chỉ cho thuê xe du lịch uy tín tại Đà Nẵng, bạn có thể tham khảo :

– Cty TNHH TM & DV tổng hợp Triệu Bảo Ý Địa chỉ : 198 Nguyễn Hữu Thọ – Hải Châu – Đà Nẵng –

Cty Nhất Phong Địa chỉ : 336 Hải Phòng – Đà Nẵng

– Cty Phú Mỹ Phát Địa chỉ : 495 Nguyễn Hữu Thọ – Đà Nẵng

– Cty Khải Hoàn Phong Địa chỉ : 732/14 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng

 

Chơi ở Đà nẵng chia làm nhiều khu:

KHU TRUNG TÂM: QUẬN THANH KHÊ VÀ HẢI CHÂU

 

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm):

 

bảo tàng duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm, lưu giữ những di vật của Vương quốc Chăm-pa xưa.

Đình làng Hải Châu:

Đình cổ nhất tại Đà Nẵng

Nghĩa Trủng Hòa Vang:

quần thể các di tích Phế tích tháp Hóa Quê, Miếu Bà, giếng cổ Chăm, phế tích tháng Chăm và Nhà thờ Tiền hiền làng Hóa Quê. Đây là điểm tham quan nổi bật của du lịch Đà Nẵng. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Cầu Sông Hàn:.

là cây cầu quay duy nhất tại Việt Nam hiện nay, biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Hàng ngày, phần giữa cầu sẽ quay 90 độ quanh trục vào lúc 0h30, mở đường cho tàu lớn qua, và quay trở lại như cũ vào lúc 3h30.

Cầu Rồng:

Du lịch Đà Nẵng - Cầu Rồng Đà Nẵng

cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

 

Chợ Cồn:

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  là khu mua bán lớn nhất TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Lượng khách đến với chợ Cồn hiện nay không chỉ đơn thuần để mua sắm mà đây còn là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng.
Vị trí: Chợ Cồn thuộc phường Hải Châu II, quận Hải Châu, nằm ở ngã tư đường Hùng Vương – Ông Ích Khiêm.

KHU BÁN ĐẢO SƠN TRÀ / NÚI KHỈ:

 

Chùa Linh Ứng:

Du lịch Đà Nẵng - Tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam ở chùa Linh Ứng, niềm tự hào của du lịch Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Sơn Trà hay còn gọi là chùa Linh Ứng Bãi Bụt (phân biệt với chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và chùa Linh Ứng Bà Nà) là ngôi chùa lớn nhất thành phố Đà Nẵng cả về quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật.

Suối Tiên và suối Đá:

hai con suối đẹp hoang sơ nằm ở núi Sơn Trà, là những địa điểm dừng chân quen thuộc trong lịch trình các tour du lịch Đà Nẵng đi bán đảo Sơn Trà. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Bãi Bụt (Vịnh Bụt):

Nằm ẩn mình trong một eo biển rất đẹp, bãi Bụt là nơi giao hòa giữa biển cả với núi rừng.

Bãi Bắc:

là điểm đến mới phát triển của du lịch Đà Nẵng, nằm trong vịnh biển phía bắc bán đảo Sơn Trà.

CÁC BÃI BIỂN BỜ ĐÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bãi biển Mỹ Khê:

Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Bãi biển Phạm Văn Đồng:

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Đây là bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng, là địa điểm thu hút cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông

Bãi biển Bắc Mỹ An:

là một bãi tắm ở phường Bắc Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Cát trắng mịn và nước trong xanh với nhiệt độ ít chênh lệch quanh năm là ưu điểm của bãi tắm này.

Với hệ thống khách sạn gần biển trải dài các bãi biển xinh đẹp của Đà Nẵng, du khách có thể hoàn toàn an tâm cùng bạn bè và gia đình tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời nơi đây. Là một thành phố du lịch lớn của đất nước

KHU NGŨ HÀNH SƠN

 

Chùa Tam Thai:

nằm ở phía tây ngọn Thủy Sơn, một trong năm ngọn núi nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước:

là nơi sản xuất đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Vị trí: đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Bãi tắm Non nước:.

dài 5km có khu du lịch với đồi thông thoáng mát dưới Ngũ Hành Sơn. Bãi tắm cát trắng mịn, có độ dốc thoai thoải, sóng êm. Nước biển không bị ô nhiễm, trong sạch, cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch Đà Nẵng.

KHU XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Bà Nà – Núi Chúa: Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.

Du lịch Đà Nẵng - Trên đỉnh Bà Nà

Hội An

điểm du lịch nổi tiếng yêu thích của nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Bạn xem được tham quan những dãy nhà cổ được bảo tồn qua hàng trăm năm khi đến Hội An du khách còn được  thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, những bãi biển trong xanh mát lành. Và  trải nghiệm ẩm thực phong phú như các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo… hấp dẫn ngay cả thực khách khó tính nhất.

Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế hay nhộn nhịp như ở thành phố Đà Nẵng. Hội An mang những nét cổ kính , mộc mạc , thuần khiết, khiến cho mọi người ai cũng muốn ghé thăm nơi này (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Vịnh Lăng Cô

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  là điểm đến không thể bỏ qua khi tham gia hành trình tham quan Đà Nẵng . Cách trung tâm thành phố tầm 30km , Lăng Cô nằm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn, bãi biển Lăng cô hiện ra trong xanh, nằm thoai thoải, thơ mộng bên những cồn cát trắng, hòa với màu xanh của núi rừng.

Đến Lăng Cô tận hưởng bầu không khí trong lành, giũ sạch những ồn ào nơi phố thị. Và cùng trải nghiệm những thú vui như câu cá, lặn biển, leo núi, xuyên rừng hay đến thăm một số cảnh đẹp như Chân Mây, làng chài Lăng Cô gần bãi biển thật không gì sảng khoái bằng.

Cù Lao Chàm – 

Cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km. Cù Lao Chàm với hệ thống thực vật phong phú cùng khí hậu dịu mát , du khách đến đây sẽ được cùng ngư dân khám phá sự đa dạng của hệ động thực vật phong phú trong lòng biển xanh. Khi tới đây các bạn sẽ có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực từ những đặc sản như: Ốc vú nàng, cua đá, rau rừng….(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Đèo Hải Vân:

Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân là ranh giới giữa hai miền Nam – Bắc.

Làng chiếu Cẩm Nê:

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn.

Làng cổ Túy Loan:

nằm về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 15km. Làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi. Đến làng cổ Túy Loan, du khách không nên bỏ lỡ dịp được nếm thử món đặc sản bánh tráng và Mỳ Quảng nức tiếng xa gần của du lịch Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô:

Cách trung tâm làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng – nằm giữa Đà Nẵng và đèo Hải Vân) khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. Rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. 

Bà Nà Hills

Đây là một trong những điểm đến mà bất cứ du khách nào khi đi tham quan Đà Nẵng cũng một lần đặt chân đến nơi đây.  Tại đây các bạn sẽ thấy được rõ nét thời tiết cả 4 mùa trong 1 ngày: Xuân-  hạ- thu – đông. Ngoài ra với tổng thể kiến trúc theo phong cách Pháp cuốn hút và đầy hấp dẫn,  chắc chắn Bà Nà sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn ở Đà Nẵng mà bạn không nên bỏ qua. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Đà Nẵng có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị Đà Nẵng, siêu thị Metro, đại siêu thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thị Rosa Bài Thơ, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương… Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.

Đà nẵng có  nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, thịt bê thui, bún chả cá, bún mắm, bánh khô mè, nước mắm Nam Ô.. có thể mua về làm quà biếu.

14 MÓN NGON ĐÀ NẴNG

1. Mì Quảng

Du lịch Đà Nẵng - Mì Quảng

Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái. Mì Quảng số 1A Hải Phòng; Mì quảng bà Vị: 155 Trưng Nữ Vương; Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 VND/tô (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

2. Gỏi cá Nam Ô

Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.

3. Bún chả cá

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h – 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h – 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Giá từ 15.000 đồng/tô. Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.

4. Bánh tráng thịt heo

Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

5. Bánh xèo

Giá bành xèo từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng… Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

6. Bánh bèo

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.

7. Bê thui Cầu Mống

Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km. Ngoài ra còn có Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm
8. Chè xoa xoa hạt lựu

Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly.

9. Mít trộn

Ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 10.000 đồng/ đĩa mít. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

10. Bánh tráng kẹp

Báng tráng có giá bán từ 8.000đ/1 dĩa trở lên. Ngon nhất là ở ngõ gần khách sạn Thăng Long, đường Điện Biên Phủ và quán Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn; giá 3.000 – 5.000 VND/cái.

11. Kem xôi

Giá khoảng từ 7.000đ- 12.000đ/1 ly ở đường Ngô Sĩ Liên, Hòa Khánh.

12. Tàu hũ cocktail

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Bạn có thể ghé đường Nguyễn Văn Linh để thưởng thức món tàu hũ ngon với giá từ 14.000đ/1 đĩa.

13. Sữa chua muối và mít lạnh

Sữa chua muối bán nhiều ở Quận 3, gần cầu Nguyễn Văn Trỗi với giá siêu rẻ chỉ 10.000/ khay. Mỗi khay gồm 10 hũ. Ngoài sữa chua thì thì những quán này còn bán mít ướp lạnh rất ngon với giá 5000/ bao. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

14. Ốc hút

Du lịch Đà Nẵng - Ốc hút

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Giá một đĩa ốc hút trung bình từ 20.000đ trở lên, với các loại ốc ngon như ốc đá, ốc bưu… thì giá sẽ nhỉnh hơn một chút. Ở Đà Nẵng có rất nhiều quán ốc nhưng được nhiều người khen nhất phải kể đến quán ốc trên đường Lê Duẩn.

Vấn đề thuê nhà nghỉ nó rất vô cùng. Tuy nhiên trung bình là tầm 150k-350k là bạn đã có 1 chỗ ở ưng ý rồi. Sang hơn thì 500k trở lên. Danh sách nhà nghỉ rất dài nên mình xin hướng dẫn cách Đặt phòng giá rẻ toàn thế giới với Agoda
10 đặc sản Đà Nẵng phải mua về làm quà ! Bạn đang băn khoăn không biết mua gì làm quà khi đi du lịch Đà Nẵng cho người thân, bạn bè. Đà Nẵng Plus xin giới thiệu với bạn một số đặc sản làm quà khi du lịch Đà Nẵng.

1. Chả bò Đà Nẵng

Chả bò là món đặc sản được nhiều du khách khi du lịch tại Đà Nẵng tìm mua. Chả bò Đà Nẵng nổi tiếng cả nước vì hương vị đặc biệt thơm ngon, được làm từ 100% thịt bò tươi, vị ngọt đậm đà, giòn và dai , được làm bằng thịt bò đùi, loại 1, tươi ngon, lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không trộn thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác. Đặc sản Chả bò Đà Nẵng Chả bò Đà Nẵng có mùi thơm đặc biệt của thịt bò, miếng chả có màu đỏ hồng, vị ngọt đậm đà, giòn và dai. Ăn chả bò phải kèm với dưa chua, nem… làm món khai vị trong các đám tiệc, còn ngày thường có thể là những món nhâm nhi tuyệt vời, vị ngon xen lẫn mùi thơm nức của chả khiến bạn không thể nào bỏ qua được. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm thêm tương hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

2. Bánh khô mè Cẩm Lệ

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ. Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. Song nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè Cẩm Lệ. Đặc sản khô mè Cẩm Lệ Với 6 lò bánh trong làng, người dân ở đây đã và đang phát triển thương hiệu của mình vững chắc với thị trường trong và ngoài nước.

Khởi điểm từ việc bà Liễu, một phụ nữ chân quê ở đầu cầu Cẩm Lệ, đã tích cực cải tiến hình thức bao bì để nâng cao thế mạnh cạnh tranh, đồng thời bà cũng nỗ lực quảng bá loại bánh dân dã cổ truyền này khắp vào Nam ra Bắc. Với đặc trưng ấn tượng và sự nỗ lực của bà Liễu cùng nhiều người dân trong làng, bánh khô mè Cẩm Lệ đã được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Nhãn hiệu bánh khô mè “Bà Liễu” được khá nhiều người ưa chuộng trên thị trường. Giống như rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh tét, bánh đa, bánh tố…, bánh khô mè cũng được chế biến từ bột gạo – nếp. Bánh khô của xứ Quảng có hai loại: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền của hai loại này đều giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác lớp phủ bên ngoài. Bánh khô nổ được bao bọc bởi bột nếp, còn bánh khô mè phủ quanh là mè, thoạt trông giống như mè xửng xứ Huế. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)  Theo những người làm nghề lâu năm, bánh khô mè là một bước cải tiến của bánh khô nổ để phù hợp khẩu vị của người dân các vùng Nam Bắc. Ngoài bột gạo nếp, nguyên liệu làm bánh khô mè còn có thêm đường non, mè, bột quế Trà My và gừng tươi ép lấy nước để tăng thêm vị thơm ngon. Mặc dù thành phần rất đơn giản nhưng để có được tấm bánh khô mè ngon, bổ và đúng “gu” đất Quảng, người làm bánh cũng phải mất rất nhiều công sức tỉ mỉ và khâu chế biến phức tạp.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Bánh khô xứ Quảng còn có tên là “bánh bảy lửa” bởi giai đoạn chưng cất chuyển từ hạt gạo nếp thành khuôn bánh bếp lò, từ lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ bánh giòn và xốp. Theo lời kể của những lão nông xứ này, bánh khô ban đầu là những hạt lúa nếp rang lên, được sảy vỏ, giã nát trộn với đường, người ta xúc ăn bằng lá mít. Song cách ăn đó dễ bị sặc khi nói chuyện, nên người ta làm khuôn vuông, rây thêm bột cho bánh. Rồi về sau, để tăng thêm vị ngọt, người dân Cẩm Lệ ép mía ở ven sông lấy nước đường non cho vào bánh, rồi rắc mè lên chung quanh. Bánh khô mè ra đời với vị ngọt thanh từ đường mía và vị béo bùi của mè rang. Bánh ngon đạt yêu cầu thì bên trong ruột phải xốp giòn, bên ngoài hơi dẻo, mè rang vàng đều mà không cháy, vừa chín để thơm hương.

Sau khi được đầu tư cải tiến mẫu mã, gói bánh trở nên rất vừa tay, miếng bánh vuông nhỏ vừa ăn, màu sắc hấp dẫn thực khách với màu trắng ngà của mè rang, màu vàng mơ của đường thắng, mùi của hương quế Trà My và gừng thơm rất hấp dẫn. Cắn nhẹ miếng bánh là nghe âm thanh xốp giòn tan trong miệng. Và ngay lập tức cảm nhận được cả mùi và vị của tấm bánh quà quê với vị ngọt rất đặc trưng của mía non.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Thêm một chén nước trà thì còn gì thích bằng? Bên cạnh đó, những thành phần trong nguyên liệu cũng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cơ bản như bột, chất béo, đường và các chất muối khoáng, vitamin, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể ăn lót dạ bất cứ lúc nào. Những yếu tố đó đã khiến bánh khô mè trở thành một đặc sản xứ Quảng mà những ai đã thử qua một lần đều muốn mua về làm quà cho bạn bè thân quý gần xa

3. Bánh khô mè bà Liễu

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ. Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. Song nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè Cẩm Lệ.

4. Tré Bà Đệ Tré bà Đệ

nổi tiếng ở Đà Nẵng từ nhiều thập niên. Và tiếp tục lớn mạnh khi con cái của bà quyết theo nghề của mẹ đã tạo nên sự lớn mạnh thương hiệu này. Dần dần người ta gọi tré Bà Đệ là đặc sản của Đà Nẵng. Tré Bà Đệ có các sản phẩm như tré gói cổ truyền, tré gói lá chuối, tré gói lá ổi. Bí quyết làm tré là sau khi mua thịt heo nạc và ba chỉ về cắt mỏng cùng với các loại gia vị như đường, muối, tỏi trộn đều và gói lại. Sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày mới đem ra dùng. Để tăng thêm độ hấp dẫn của tré, khi ăn cần cho thêm một ít đu đủ, cà rốt, củ kiệu, đậu phộng, tỏi… và dùng như món khai vị trong các dịp lễ tiệc.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Đặc sản Tré bà Đệ Khi đến Đà nẵng du lịch hay thăm chơi và muốn mua một cái gì đó làm quà Tré Bà Đệ là một lựa chọn tuyệt vời đây! Didau có thể cho bạn tham khảo về địa điểm mua Tré và giá cả như sau: Giá một chục tré loại 350 gram gói giấy hay hộp nhựa khoảng 30 nghìn đồng. Tré thẩu lớn khoảng 85.000 đồng/thẩu, còn loại nhỏ khoảng 50.000 đồng. Ngoài tré ra, tại đây còn có bán nem và chả. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Có điều, hai loại sản phẩm này phải đặt tiền cọc trước. Tré Bà Đệ luôn mở cửa mời khách thập phương đến tham quan, xem trực tiếp quy trình làm tré và cả nếm thử. Mọi người có thể mua tré tại 81, 77 đường Hải Phòng hay ở Phòng cách ly sân bay quốc tế Đà Nẵng.

5. Nước mắm Nam Ô Làng Nam Ô

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) (Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) xưa nay đã lừng danh với nghề làm nước mắm. Thương hiệu nước mắm Nam Ô không lẫn vào các loại nước mắm khác, do hương vị chế biến từ một thứ nguyên liệu độc đáo – cá cơm than. Trước lúc rạng đông, ngư dân đánh cá cơm than đi biển bằng ghe lớn, chở theo dụng cụ chuyên dụng để đánh bắt. Vùng biển Đà Nẵng thì cá cơm than có nhiều nhất vào đầu tháng ba đến tháng tám âm lịch. Trong những tháng này, làng Nam Ô bắt đầu vào vụ nước mắm.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Họ muối cá bằng thứ muối Cà Ná hạt lớn để lâu năm, mất hết chất đắng, chỉ còn vị mặn mòi tinh khiết. Các chum nước mắm làm bằng gỗ mít, dưới đáy chèn sạn và chổi đót, một chum có thể chứa được 200 – 300 kg cá ướp muối. Để đến 12 tháng sau, mới lấy được khoảng 100 – 150 lít nước mắm loại 1.

Nước mắm Nam Ô Đây là một sản phẩm cổ truyền, hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của người dân xứ Quảng, một sản phẩm do một làng nghề được gìn giữ, có giá trị kinh tế, giúp cho nhiều gia đình có cuộc sống ổn định. Người Nam Ô rất tự hào về nghề làm nước mắm của làng mình, nếu có dịp đến Đà Nẵng, du khách đến tham quan làng mắm và hãy mua ít nước mắm Nam Ô để làm quà cho người thân.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

6. Rong biển Mỹ Khê

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, khi ngâm nước loại rong biển này sẽ nở “phổng phao” và có màu xanh nõn. Rong biển có thể chế biến thành rất nhiều món từ nấu canh, hầm xương, xào tôm, xào thịt, làm gỏi, salad, sốt đậu hũ…cho đến nấu chè, nấu thạch. Vị ngọt tự nhiên của nước rong hòa cùng cái ngọt của thịt thì không một loại nước dùng nào sánh bằng. Ngoài ra, rong biển cũng được ướp mặn để giữ tươi, nấu làm nước giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức. Rong biển Mỹ Khê

7. Bò khô ,

Nai khô Đà Nẵng có nhiều đặc sản quý, nhưng có một đặc sản mà du khách tham quan trên đường về chắc chắn không thể thiếu cho bè bạn người thân. Đó là món khô bò , khô nai, một đặc sản trứ danh của vùng quê này. Những ai đã từng thưởng thức thì khó có thể quên được hương vị mà những miếng khô nai , khô bò đem lại. Thịt bò khô Đà Nẵng đóng gói là thịt bắp bò, nên khi ăn vị thịt bò khô có độ dai và đằm. Thêm chút gia vị đậm chất miền Trung khi ăn vào sẽ cảm thấy mềm mại và đậm đà hương vị hơn.. Ai đã ăn rồi thì nhớ mãi ! Bò khô Đà Nẵng(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

8. Các loại hải sản Mực một nắng :

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) là đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng. Mỗi lần đến Đà Nẵng , du khách bao giờ cũng nhớ và tìm mua sản phẩm này mang về làm quà. Mực một nắng – món quà nơi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.Thưởng thức mực một nắng, du khách như cảm nhận vị mặn mòi từ nắng và gió biển, thấm sâu vào từng thớ thịt và lưu lại vị giác nơi biển trời Đà Nẵng. Mực khô : là loại đặc sản mà rất nhiều vùng biển của việt nam cố được, nhưng đặc biệt ngon hơn cả đó là mực khô được đánh bắt và phơi tại vùng biển Mỹ Khê – Đà Nẵng.

Mực khô được phơi 5 nắng và hoàn toàn khô ráo, thịt rất thơm, ngọt lịm và mềm , ít dai. Món quà đậm đà tình quê. Tôm khô : Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Đà Nẵng đã đặt chân đến các thị trường thế giới. Với tôm khô , chúng ta không chỉ được tận hưởng vị mặn, ngọt đậm đà của tôm mà ta còn tận hưởng bằng mắt màu sắc vô cùng hấp dẫn..Món quà độc đáo hấp dẫn để du khách dành tặng cho người thân.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Cá thu tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác. Đúng là hương vị kỳ diệu, đậm nét nghĩa tình độc đáo của miền biển Đà Nẵng. Cá khô tẩm : “Cá khô tẩm đặc sản” – Món quà mang về từ biển miền Trung . Cá thu tẩm : Vừa mang vị bùi của những lát cá thu, lại có thêm những vị đặc trưng của gia vị ẩm thực miền Trung rất dễ dàng làm hưng phấn những ly bia mùa hè. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác . Hay món cá ngừ đại dương khô rim mè độc đáo với hương vị thơm ngon, béo giòn, đậm đà. Rất thích hợp để ngồi ăn nhâm nhi với bạn bè hay lúc rảnh rỗi, hay món nhậu ngon.

9. Mắm nêm

Mắm nêm là đặc sản độc đáo của người dân Đà Nẵng , mắm nêm gắn bó với con người qua từng bửa ăn hằng ngày . Có người trong bửa ăn thiếu mắm nêm , cảm thấy ăn không ngon . Mắm nêm là loại mắm đặc sản , nhưng dân dã , gần gủi , dễ làm (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

Có nhiều chủng loại mắm nêm trên các vùng miền đất nước, nhưng ở mỗi địa phương, mắm nêm lại mang một sắc thái riêng, không lẫn vào đâu được qua cách ăn và món ăn ở đó. Mắm nêm Đà Nẵng

10. Đá mỹ nghệ Non nước

(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải – Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Đá mỹ nghệ Non Nước Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn hết sức đa dạng và phong phú.

Bên cạnh những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, các bia mộ là những đồ trang sức hết sức xinh xắn, tinh tế, đủ các màu sắc, những đồ dùng trang trí, những vật dụng văn phòng như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy bằng đá bích vân xanh biếc, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v…(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng) Những pho tượng vô cùng tinh xảo, đủ các kích cỡ, từ những pho tượng chỉ cao chừng vài chục centimét đến những pho tượng khổng lồ cao hơn người thật. Các sản phẩm mỹ nghệ của làng đá Non Nước- Ngũ Hành Sơn là những vật kỷ niệm đầy ý nghĩa của danh thắng đã theo chân các du khách có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu, kể cả nước ngoài.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

– Biển sáng sớm và buổi chiều đẹp. Trung tâm thành phố buổi tối đẹp hơn ban ngày.

– Sân bay nằm ngay gần trung tâm thành phố, bạn đi taxi chỉ khoảng 50,000đ là tới chân cầu sông Hàn.

– Càng ra xa khu vực trung tâm đồ ăn và khách sạn – nhà nghỉ càng rẻ (tôi từng ăn bát hủ tiếu gà 10,000đ ngon tuyệt cú mèo)

– Nếu bị chặt chém cứ mạnh dạn gọi điện cho Chi cục Quản lý thị trường : 0511.3825467. 090.3502480 và Thanh tra Sở VH-TT-DL Đà Nẵng : 0511.3886761. 090.5155159. Chỉ khoảng 10′ sẽ có người đến giúp bạn “đòi lại công lý”

– Mua sắm thì nên mua ở chợ Cồn, đừng mua chợ Hàn sẽ bị chặt chém.

– Đi ban ngày các bạn nữ nhớ mang  mũ, nón, kem chống nắng khi đi tắm biển, giày dép đế thấp khi đi tham quan các địa điểm trong thành phố.  Nắng miền biển rất gay gắt.

– Đi Sơn Trà nhớ qua thăm chùa Linh Ứng và leo lên đỉnh Bàn Cờ. Đứng trên đây ngắm cảnh được hết thành phố từ trên cao. (Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)

– Buổi tối thứ 7 và CN lúc 21h ở Cầu Rồng có phun lửa, phun nước bạn có thể ra xem

– Cầu sông Hàn 1h30 sáng quay

– Hội An đêm 14 âm lịch phố cổ tắt hết điện và thắp đèn lồng

– Thuê xe máy tại công ty TUẤN KHOA (sđt 0942.015.017 – 0946.015.017) là an tâm nhất, không nên thuê xe máy ở những nơi không rõ ràng về chất lượng xe.

– Nên xem kỹ về chất lượng và thống nhất rõ giá cả các mặt hàng trước khi quyết định mua.

– Các taxi có thể tin tưởng được là Mai Linh, Taxi Xanh, Sông Hàn.  Lưu ý luôn ghi nhớ số biển xe taxi trước khi lên, đồng thời ghi nhớ cả số điện thoại của hãng và điện thoại của công an.(Kinh nghiệm du lịch đà nẵng)