Đi tô tượng ở Bát Tràng

(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)

Đã đến đây tận 2 lần – 1 lần đi vs nhóm học cùng lớp – 1 lần đi vs hội đàn e FMC :d. Vì vậy xin được review chung 1 lúc :))

Từ Hà nội nếu có xe máy thì nên tự đi cho chủ động, đường cũng gần, đi mất tầm 40’, nếu ko cũng có xe bus đi đến tận cổng bát tràng luôn :p.

 

Lúc đọc thông tin thì mn bảo nên chọn nhà này nhà kia để làm cho uy tín, rẻ, đẹp…nhưng mình thấy là hàng nào nó cũng như nhau cả, cũng chả chênh mấy đấu. Thế nên bạn đến thấy hàng nào rộng rãi thoải mái thì vào mà nặn đất :))

Kinh nghiệm du lịch bát tràng

Kinh nghiệm du lịch bát tràng

Sẽ có người trực tiếp làm mẫu để ta học theo nhưng về cơ bản là học đâu quên đấy, cứ làm theo ý mình thôi =)). Và sẽ ra rất nhiều sp mang dấu ấn cá nhân kiểu này =)). (Kinh nghiệm du lịch bát tràng)

 

 

Kinh nghiệm du lịch bát tràng

Sau khi tạo hình người ta sẽ mang vào lò nung tầm 15’ nó cứng lại là bạn bắt đầu công đoạn…tô màu :)). Ngoài ra cũng có rất nhiều mẫu có sẵn để bạn “tô tượng” :p.

Kinh nghiệm du lịch bát tràng

Nghịch chán xong nếu bạn nào muốn mua Gốm sứ làm quà có thể vào chợ gốm ở ngay trung tâm đó

Hoặc có thể đi lang thang vào làng xem mấy cái nhà gạch, than :d

 

Kinh nghiệm du lịch bát tràng

Bát tràng là điểm đến cuối tuần thú vị để bạn “ sáng tác nghệ thuật”, hay nói thô hơn là nghịch đất cùng bạn bè và mang về nhà những sản phẩm kỉ niệm :d..

 

Kinh nghiệm du lịch bát tràng

THÔNG TIN DU LỊCH 

Tổng QuanĐường điChơi gìĂn gìở đâuMua quàLưu ýVideo

Tham quan làng gốm Bát Tràng

 

Bát tràng nằm ven Sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Bát Tràng có nghĩa là Cái Sân Lớn, là mảnh đất dành cho chuyên môn.

Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng.(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)

Ngày nay làng Gốm Bát Tràng chuyên sản xuất các Gốm Sứ với nhiều công năng khác nhau từ: đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ cúng, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, v.v.v. Tại đây các dòng họ vẫn giữ được chất nghề do cha ông truyền lại, khiến các sản phẩm đều có nét đặt trưng và tinh xảo riêng. Sản phẩm Gốm Sứ cũng từ đó được biết đến xa gần, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.

Số điện thoải Tổng đài Bát Tràng: 0438740627

Có 2 phương tiện thích hợp nhất là Xe bus và Phương tiện cá nhân (xe máy, xe đạp…)

Xe bus: có lẽ là tiện nhất và rẻ nhất. Từ các điểm trong thành phố bạn đi ra bến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt xe 47 đi Bát Tràng. Lên xe và ngồi ung dung cho tới làng gốm (tầm 30′)

Lộ trình lượt đi

(Kinh nghiệm du lịch bát tràng) Long Biên (Yên Phụ  ➙  Khoang 1)  ➙  Yên Phụ  ➙  Điểm trung chuyển Long Biên  ➙  Trần Nhật Duật  ➙  Cầu Chương Dương  ➙  Đê Long Biên Xuân Quan  ➙  Tư Đình  ➙  Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy  ➙  Gầm cầu Vĩnh Tuy  ➙  Đê Long Biên Xuân Quan  ➙  Cự Khối  ➙  Gầm cầu Thanh Trì  ➙  Đông Dư  ➙  Đường gom chân đê Đông Dư  ➙  Chợ Gốm Bát Tràng.

Lộ trình lượt về

Chợ Gốm Bát Tràng  ➙  Đông Dư  ➙  Đường gom chân đê Đông Dư  ➙  Gầm cầu Thanh Trì  ➙  Cự Khối  ➙  Chợ Thạch Bàn  ➙  Tư Đình  ➙  Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy  ➙  Đường Long Biên Xuân Quan  ➙  Cầu Chương Dương  ➙  Trần Nhật Duật  ➙  Điểm trung chuyển Long Biên  ➙  Yên Phụ  ➙  Long Biên (Yên Phụ Khoang 1).

Xe máy hoặc phương tiện cá nhân khác: bạn qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì sau đó rẽ phải đi men theo đê Sông Hồng, khi nào gặp biển báo làng gốm Bát Tràng thì là tới. Rất dễ đi

Cách di chuyển tới làng gốm Bát Tràng

Một lời khuyên cho bạn là nếu các bạn đi đông người hoặc ít người thì nên đi bằng xe bus, vì đường đê có rất nhiều xe công trình chở đất cát rất bụi và không an toàn.(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)

Làm đồ gốm

Ở đây nhà nào cũng làm gốm và cho khách vào làm, bạn cứ thấy cái nhà nào rộng rãi thì vào, giá cũng chung chung.chủ nhà đưa cho bạn 1 cục đất to đùng, hơi ẩm 1 chút, cung cấp cho bạn 1 bàn xoay, tiếp đến bạn đặt cục đất giữa bàn xoay và thỏa thích tạo hình cho cục đất đó. Đa số các bạn sẽ làm cốc, làm bát, làm những đồ dùng thường ngày hình tròn. Nếu bạn khéo tay thì có thể nặn hình thù các con vật. Sau khi nặn xong, bạn chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút, trong thời gian này bạn có thể đi chơi hoặc ăn trưa. Kế tiếp bạn tới công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm. Và cuối cùng người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phầm được bền hơn với thời gian. Chi phí cho mỗi sản phầm khoảng 30.000 đ – 50.000 đ.

(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)

Chợ Bát Tràng

Phuot Bat trang

(Kinh nghiệm du lịch bát tràng) Ngay cạnh các nhà làm gốm, ở trung tâm là chợ. Chợ có bán đầy đủ nhiều loại mặt hàng, chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân. Các bạn nếu có nhu cầu mua sắm thì nên vào chợ, không nên mua ở ngoài, giá cả có thể đắt hơn 1 chút

Đền Mẫu Bát Tràng
den mau bat trang
(Kinh nghiệm du lịch bát tràng) Du lịch làng gốm Bát Tràng Đền Mẫu Bát Tràng là nơi thờ tự tâm linh mang đậm phong cách kiến trúc Đời Nguyễn, kiến dựng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, đại trùng tu dưới thời Vua Tự Đức và tôn tạo vào thời Vua Thành Thái. Đền được dựng bên mé nước Sông Hồng, phong thuỷ đắc địa, ngay bến thương thuyền Ba Đậu nổi tiếng một thời. Đền là một toà nhà nếp gỗ cổ, xây bằng gạch Bát Tràng và lợp ngói ta. Kiến trúc Đền theo lối chữ Nhị, Bái đường và Hậu cung 3 gian chạy song song trông ra sông Hồng, phía trước là tam quan và khoảng sân rộng trải gạch Bát rợp bóng cây Đại cổ thụ..Đền thờ người con gái Bát Tràng họ Trần Đồng Tâm được dân gian suy tôn với nhiều mỹ hiệu: Mẫu Bản hương, Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Đặc biệt, trải qua các triều đại Phong kiến, Mẫu được sắc phong: Mỹ Tín Thiên Tiên Quế Hoa Công Chúa, Tôn Thần Hộ Quốc Tí Dân Niệm Chức Linh Ứng, Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần. Hiện nay, Đền Mẫu Bát Tràng còn lưu giữ được 1 đạo sắc phong thời Vua Khải Định.

Đình Bát Tràng

Đình nằm tại làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đình được làm lại vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông, xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là hậu cung gồm 3 gian, phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian 2 chái. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim lớn, Các gian bên được lát bục gỗ theo bậc tam cấp làm chỗ ngồi, Đình quay ra sông Nhị Hà. Hiện nay đình còn lưu giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng, đời vua Lê Cảnh Hưng, đời vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh. (Kinh nghiệm du lịch bát tràng)

Nhà Vạn Vân

(Kinh nghiệm du lịch bát tràng) Nhà Vạn Vân nằm cuối làng, với mái phủ kín cây xanh. Trong nhà trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19. Nhà Vạn Vân do anh Trần Ngọc Lâm, hội viên Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, xây dựng vào năm 2002. “Vạn Vân có ý nghĩa là những áng mây lành hội tụ. Nơi đây lưu giữ sản phẩm của các làng nghề, nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng

Đi xe trâu

du lich bat trang

hiện nay đã ko còn nữa

Tốt nhất nên chuẩn bị đò ăn mang theo, vừa ngọn vừa tiên như vậy giống đi picnic hơn. Bạn có thể chuẩn bị bánh mỳ đồ hộp, hoa quả và nước uống. Mang vài thỏi kẹo ngậm để ăn khi đi khám phá quanh làng cũng là ý kiến hay đấy.

Bạn cũng có thể  ghé các quán ven chợ thưởng thức vài món ăn vặt. Chợ Bát Tràng có lẽ chỉ có gốm là “món” đặc sản nhất nên các đồ ăn không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều món ăn cho bạn lựa chọn. Lúc nghỉ chân, bạn có thể chọn nhâm nhi cặp bánh tẻ nóng và uống cốc nước mía giải khát.(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)
 
Ngoài ra, buổi trưa còn có đủ các món như cơm, bún, miến, lẩu ở các quán cạnh chợ. Giá cả ở chợ Bát Tràng khá mềm, không có tình trạng chặt chém như các khu vui chơi, điểm du lịch khác. Bạn có thể thoái mái tham khảo giá trước khi quyết định dùng bữa. Các cô chủ quán cực nhiệt tình mời chào nhưng sẽ không xảy ra tình trạng tranh giành khách đâu.

am thuc bat trang

(Kinh nghiệm du lịch bát tràng) Gần khu chợ Gốm Sứ có khá nhiều hàng quán, bạn có thể thưởng thức món Bún Chả ở đây cũng khá ngon, ngoài ra cũng có nhiều món ăn khác như Bánh tẻ thơm 6000 đ / cặp, Bánh Sắn 5000 đ / chiếc

Hoặc tự mua đồ ở nhà mang đi

Chỉ đi trong 1 ngày nên ko cần ngủ nghỉ, muốn thì thuê nhà nghỉ =))
Ngoài việc tự làm gốm mang về ra bạn có thể ra chợ Gốm sứ ngay cạnh đó mua về

  • Mua sắm trong chợ bạn nên mặc cả, cũng như đi chợ thôi. Kiểm tra hàng trước khi ra khỏi shop, vì có thể có lẫn hàng lỗi, hàng kém chất lượng.
  • Đi lại trong chợ nên cẩn thận, vì chủ hàng bày biện khá nhiều, đồ gốm sứ thì dễ vợ, vô ý làm vỡ lại bị đền tiền.
  • Nếu mua các đồ lớn, cồng kềnh bạn nên nhờ chủ shop chuyển hàng về tận nhà, tránh tình trạng đồ bị vỡ, hỏng hóc trong công đoạn vận chuyển
  • Nếu có dự định đi mua đồ thì nên mua sau cùng để đỡ phải cầm, vướng, đi chơi các điểm.
  •  Mũ ( nón ) mềm để tránh nắng và bụi, ở Bát Tràng do đặc thù làng nghề sản xuất nên các phương tiện di chuyển nhiều, bụi cao, khi có nắng hoặc sau khi mưa thường sẽ có nhiều bụi.(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)
  • Khẩu trang
  •  Xà phòng: Để rửa tay khi bạn đi tham qua chợ gốm, di chuyển trong làng cổ Bát Tràng, chạm vào các sản phẩm gốm ( trông bề ngoài bóng đẹp, nhưng có rất nhiều bụi )… Ở Bát Tràng nhà vệ sinh có nhiều nhưng khả năng có xà phòng để bạn rửa là không cao.
  •  Quần áo thay thế: Đặc biệt nếu bạn cho trẻ nhỏ đi chơi làng gốm, các bé sẽ vuốt nạn vẽ cho nên quần áo thay thế là điều cực kỳ cần thiết
    Do đặc tính đất của Bát Tràng có độ bám cao ( vì là Cao Lanh) nên kể cả bạn rửa bằng nước không có xà phòng thì quần áo vẫn để lại vết đất
  • Thuốc nhỏ mắt: Đề phòng trường hợp bụi vào mắt ( điều này ít xảy ra ) nhưng đề phòng vẫn tốt hơn hết.(Kinh nghiệm du lịch bát tràng)