(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)
“ko chuẩn bị gì là chuẩn bị cho thất bại”.Bản chất của việc chuẩn bị 1 cái gì đó là giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và hạn chế chi phí. Những điều mình viết dưới đây nghe có vẻ là “hiển nhiên” nhưng nếu bạn làm tốt theo các bước này, mình đảm bảo chuyến đi sẽ yên tâm hơn rất nhiều 😉
Bước 1: Xác định thời gian, địa điểm sẽ đi
Cái này phụ thuộc vào thời tiết, mong muốn và túi tiền của bạn
– Bạn thích đi đâu?
– Bạn có bao nhiêu tiền?
Tức là bạn đi càng xa, càng dài ngày thì chi phí càng cao (ít nhất là chi phí đi lại, ăn ở) và ngược lại. (Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)
Ví dụ: mình định sẽ đi sapa vào tháng 12 vì thấy bảo mùa đông trên đó rất “ảo diệu” :D. ở miền Bắc nên việc di chuyển sẽ gần hơn. Mình có thể đi tầm 2-4 ngày
Bước 2: Tìm kiếm thông tin trên mạng
Bất kì chuyến đi nào cũng cần có những thông tin cơ bản sau
(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)***Thời gian thích hợp: Mỗi vùng miền có khí hậu vs thời tiết khác nhau, ko nên đi vào các tháng 6,7,8 vì đó là mùa mưa. Ngoài ra còn các đặc điểm như tháng này thì có hoa kia nở, tháng kia thì có lễ hội…
Ví dụ:
từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Vào thời điểm này thời tiết khá ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh. Đặc biệt vào tháng 4 đến tháng 5, Sapa tràn ngập trong sắc hoa đua nở và những cánh đồng bậc thang xanh mướt.
còn muốn được chiêm ngưỡng những cảnh tuyết rơi lãng mạn như trong phim Hàn có thể đến với SaPa vào dịp tháng 12 đến tháng 2. (Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)
****Phương tiện đi lại
Cái này phụ thuộc vào sức khỏe và túi tiền của bạn
Các phương tiện đi lại chủ yếu là ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy…Đương nhiên đi bằng ô tô thường rẻ nhất nhưng lại ko phù hợp vs người say xe. Hãy cân đối giữa tiền và sức khỏe của bạn
Ví dụ: lên sapa có thể đi tàu hỏa hoặc ô tô. Tàu đắt hơn 1 chút (tầm 350k), mình ko bị say ô tô nhưng cảm giác đi ô tô nó cứ bon chen và bị mệt nên mình sẽ đi tàu
*** Địa điểm ngủ nghỉ
(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)Phụ thuộc vào túi tiền và khả năng thích nghi của bạn. Máu có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ, muốn trải nghiệm thì ngủ nhà người dân (homestay), kinh nữa thì căng lều ngủ ngoài đường =)). Có người thì ko quen ngủ tại gia, có người chỉ thích gối ấm đệm êm…
Nên tìm hiểu kỹ kinh nghiệm của những người đi trước về đặc điểm, giá cả và các “bài học” về những nhà nghỉ giá rẻ, chất lượng phù hợp
Ví dụ: Mình quyết định sẽ ở nhà nghỉ vì lần này định đi chơi nghỉ dưỡng chứ ko đi khám phá như mọi khi :D. có vài nhà nghỉ giá phải chăng được nhiều người feedback như:
– Khách sạn Mùa xuân giá phòng 100k cho phòng 2 giường
– Khách sạn Mountain View: giá fòng là 150k
– Khách sạn Apatit
– ………
***Các món ăn
Phụ thuộc vào túi tiền và khẩu vị của bạn
Nên ăn thử các món gọi là “đặc sản” của nơi bạn đến. Cân nhắc về chi phí, nếu giá đắt quá thì nên chọn ăn nhiều món rẻ để thưởng thức hơn là ăn 1 món (Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)
Ví dụ: Ở Sapa nổi tiếng cá hồi, đồ nướng.
Ăn sáng: bạn có thể ăn phở, bún ở trung tâm thị trấn (giá 40 – 50.000 VND/bát).
Ăn trưa, ăn tối: ở phố cổ đường Cầu Mây hoặc vườn hoa trung tâm thị trấn có rất nhiều quán gà rừng, lợn bản cắp nách, lẩu, cá hồi, cá tầm, cá suối… đồ ăn ngon, nhưng đừng quên là giá du lịch.
………
***Địa điểm vui chơi, khám phá
Phụ thuộc vào túi tiền và thời gian đi của bạn.
(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)Nếu chỗ đó có quá nhiều địa điểm thì nên chọn ra 1 số địa danh nổi bật nhất. Khoảng cách từ chỗ bạn ở đến đó thế nào? các địa điểm đó thăm quan mất bao lâu?giá vé ra sao? rồi lập ra 1 cung đường đi qua tất cả các địa điểm đó sao cho ko bị ngược đường, thời gian mỗi chỗ vừa đủ thời gian bạn ở sapa, giá vé dịch vụ phù hợp….
Tìm hiểu xem di chuyển ở đó có các loại hình nào? (đi bộ,thuê xe đạp, xe máy, đi xe bus…) , giá cả thuê ra sao?…để chọn ra 1 loại phù hợp nhất
Ví dụ:ở sapa có các địa điểm sau
– Núi hàm rồng cách sapa 3km, có thể đi bộ. 70k/vé. Đi mất tầm 3 tiếng
– Bản cát cát cách 2km. có thể đi bộ hoặc thuê xe máy. Giá 40k/người
– Thác bạc, cách 12km về phía tây. 30k/vé, đi mất tầm 3 tiếng
– Cầu mây cách 17km….
– …..còn nhiều địa danh khác…
=> như vậy sẽ thuê xe máy đến các điểm này (80k/ngày). Dành 2 ngày, buổi sáng và chiều mỗi buổi tầm 3-4 tiếng để khám phá hết các địa danh.
*** Những điểm lưu ý
Mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng, nhất là các dân tộc bản địa có phong tục tập quán riêng. Bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh làm những điều kiêng kị với họ. (Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)
Bước 3: Tổng hợp, tóm tắt các thông tin
Bạn có thể copy các thông tin, kinh nghiệm vào word, thông tin nào cùng chủ đề thì để cạnh nhau. Sau đó dành time đọc kĩ 1 lượt, xóa những cái thừa, tóm tắt lại những thông tin hữu ích nhất.
Bước 4: Hỏi đáp, chốt thông tin
Đây là bước quan trọng vì nó sẽ quyết định độ xác thực của các thông tin trên mạng. Vì có nhiều thông tin đã cũ ko còn đúng vs thực tại. 2 nguồn bạn cần phải hỏi đáp
* các diễn đàn du lịch (phuot.vn…)
(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch) Bạn nên post các thông tin (sau khi rút gọn) của mình lên diễn đàn để những ng có kinh nghiệm (đã từng đi, các nhân viên ở nơi đó cũng tham gia diễn đàn nhiều…) check xem có đúng ko?cần điều chỉnh gì ko
* Gọi thẳng đến các văn phòng dịch vụ
Cố gắng tìm ra số của các văn phòng tư vấn dịch vụ nơi mình cần đến để check giá vào thời điểm hiện tại: vé tàu xe, giá nhà nghỉ, vé vào cổng dịch vụ, thuê xe đạp xe máy…
=> đây là nguồn chính xác và thực tế nhất
Bước 5: lập kế hoạch chi tiết về thời gian, địa điểm, chi phí, các lưu ý…
1 lần nữa bạn tập hợp lại các thông tin (sau khi đã chốt đc ở bước 4) nhưng có hệ thống và hoàn chỉnh hơn. Cụ thể là nên làm 1 cái timeline mô tả chi tiết hành trình của mình dù là những thứ nhỏ nhất. Bạn hãy tưởng tượng ra chuyến đi của mình theo thứ tự thời gian, cần làm những gì, việc đó có mất tiền ko?…. (Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)
Timeline bao gồm:
– các mốc thời gian: từ mấy giờ đến mấy giờ
– Các công việc: công việc cần thực hiện
– Chi phí: làm việc đó mất bao tiền
– Ghi chú: mục tiêu, đặc điểm, lưu ý…về việc đó
– ……….
=> sau đó tổng kết lại chi phí cần trả, nếu thấy cao quá so với ngân quỹ thì thấy mốc timeline nào ko cần thiết thì bỏ đi
Ví dụ: timeline đi sapa
Stt | Thời gian | Việc | Chi phí | Ghi chú |
1 | 19h | Tập trung | Tập trung đội chuẩn bị ra ga.Đề nghị đúng giờ | |
2 | 20h-5h hôm sau | Có mặt ở sapa | Đi tàu 300k/vé | Tàu chạy chắc mất tầm 7h thôi nhưng tính dôi ra |
3 | 6h-7h | Thuê nhà nghỉ | 150k/phòng | Thuê nhà nghỉ để đổ và nghỉ ngơi |
4 | 8h-9h | Ăn sáng và bàn bạc hành trình | Làm các công việc vệ sinh, ăn no, chuẩn bị quần áo tư trang | |
5 | 9h-12h | Tham quan Hàm Rồng | 70k/vé | Đi bộ mất tầm 3 tiếng |
6 | …… | …. |
Còn rất nhiều các timeline nữa. bạn cứ liệt kê hết ra…
Bước 6: chuẩn bị tư trang hành lý cho chuyến đi (làm trước đó 2 ngày)
(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch)Cái này dựa vào timeline trên. Với các mốc thời gian tương ứng vs công việc bạn sẽ biết là khi làm việc đó cần chuẩn bị cái gì
=> tất cả hãy cho sẵn vào balo
Ví dụ: tham quan hàm rồng đi bộ thì nên chuẩn bị đồ rộng rãi thoáng mát, giày đi bộ êm, mũ ô nếu có nắng. Mang nước đề phòng khát và đồ ăn trưa…
Bước 7: Chốt lại kế hoạch và viết stt khoe trên fb (làm trước 1 ngày)
Cẩn tắc vô áy náy, hãy đọc lại kế hoạch 1 lần nữa xem có gì thiếu sót ko?chỗ nào ko phù hợp. Còn 1 ngày để chỉnh sửa nó.(Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch) Nếu ok r thì lên fb viết stt kiểu “hành lý đã xong xuôi, chuẩn bị lên đường thôi” , “xách balo lên và đi nào”….
Bước 8: Tắt máy tính, đặt báo thức và ngủ sớm 1 chút
Nói vậy thôi chứ háo hức chả ngủ được đâu. Cách tốt nhất là cắm tai nghe vào, 1 lúc sẽ ngủ quên lúc nào ko hay thôi =))
Cuộc đời đúng là những chuyến đi mà…:d
-
Pingback: Đi chơi sao phải tặng quà? | Đức M.U - Góc nhỏ trong tâm hồn