Tư tưởng “làm quan”

Home Học tập và công việc Bộ ảnh nóng bỏng của Lisa (BLACKPINK)

“một người làm quan cả họ được nhờ ” “Mong muốn con sau này phải là ông nọ bà kia”...là tư tưởng chung của thế hệ cũ, liệu nó có còn đúng ở thời hiện đại?

Quan trọng là làm quan gì

Bạn là ai không quan trọng, quan trọng trên đầu bạn có gì :))

Nhớ tới cậu chuyện “bật mã ôn” chắc bạn cũng hiểu mình đang muốn nói gì. Ngày xưa thì “Quan” thể hiện các chức quan trong triều đình phong kiến, thời đó phân biệt giai cấp, đẳng cấp rất sâu sắc, chỉ cần quan huyện/xã thôi cũng to tổ bố rồi. “Quan” ngày nay được hiểu là lãnh đạo ở các đơn vi hành chính sự nghiệp cũng như là Giám đốc/chủ tịch ở các Công ty Kinh Doanh.

Với chế độ bây giờ, làm Quan trong bộ-ban-ngành thì đúng là “cả họ được nhờ” thật đấy, chứ làm quan ở các công ty kinh doanh thì…hên xui. Kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì mấu chốt nhất vẫn cứ làm doanh số doanh thu, là khách hàng. Có làm giám đốc trời, chủ tịch giả nghèo mà không bán được hàng thì vẫn đói như thường. Mình chứng kiến có cái công ty V, 3 năm thay 2 giám đốc, có cái phòng D2, mỗi năm thay trưởng phòng một lần. Vậy đấy, con cái được bổ nhiệm làm giám đốc, bố mẹ nở mày nở mặt, bạn bè ngưỡng mộ, 12 tháng sau nhận quyết định điều chuyển công tác vì kết quả kinh doanh không tốt, lại về máng lợn.

Vấn đề ở đây, khi nhận vị trí cao thì bản thân cân có năng lực thực sự, phải thực chiến, phải nhảy vào thị trường, đi gặp trực tiếp Kh xem thực tế nó như nào. Chứ làm giám đốc chỉ tay 5 ngón, ngồi cả ngày ký hồ sơ thì ai chả làm được :)) .

Tư tưởng mỗi người

Quan điểm “thành công” của mỗi người khác nhau.

Có một sự thật là bố mẹ kiểu cũ luôn áp đặt con cái, hướng con cái học này học kia, làm này làm kia để mong muốn thành ông kia bà nọ, nhưng có bao giờ hỏi những đứa trẻ có thực sự muốn điều đó? Ngay trường hợp là mình, quan điểm sống luôn là “vui vẻ là được”, mà muốn vui thì phải được làm việc mình thích, không bị ai ngăn cấm. Biết như nào là đủ, biết thỏa mãn với những gì đang có, cố gắng làm hết sức có thể, muốn mua thì thì cố gắng cày tiền, không được thì thôi.

Quá trình công tác, nhiều lần mình được gợi ý lên quản lý này nọ kia, rồi ghi danh vào “danh sách cán bộ nguồn”, rồi đi học bồi dưỡng nhưng mình đều từ chối. Một phần thực sự cảm thấy bản thân cũng chưa đủ năng lực, một phần đơn giản là không thích không muốn. Cố gắng hết mình, sáng tạo trong công việc, cuối tuần cafe dạo phố, lượn lờ đỡ mệt đầu. Có anh H làm giám đốc, khoán tầm 100 tỉ/năm, tức là mỗi tháng tầm 8.33 tỉ, mỗi tuần 2 tỉ, và mỗi ngày 300tr. Vậy đó, sáng mở mắt ra nghĩ xem sao kiếm được 300tr, cuối tuần không dám đi đâu chơi vì phải nghĩ xem tuần sau làm sao kiếm được 2 tỉ :)). Nói vậy, nhưng để đến được level đó thì người ta cũng phải có cách riêng, nguyên nhân sâu xa của mình xin trình bày ở phần dưới.

Có xứng đáng hay không?

“Vì bạn xứng đáng” :))

Đây là nguyên nhân chính việc mà mình không muốn làm “quan” tại công ty V, vì nó không đáng. Để cống hiện cho một công ty nào đó, người ta dựa trên khá nhiều yếu tố: Môi trường làm việc có tốt không, sếp tổng có thoáng không, đồng nghiệp có thân thiện không, sản phẩm có tiềm năng không.…Thứ duy nhất níu giữ mình lại vì mình thích sản phẩm này, và tiềm năng phát triển của nó hiện tại lẫn tương lai là vô cùng lớn, còn những cái khác thì…chịu. Bạn có thấy công ty nào vừa phải chiến đấu bên ngoài (khách hàng, đối thủ) lại vừa phải chiến đấu bên trong? Đáng lẽ mang khách hàng về xong là hết trách nhiệm, tiếp tục đi bán tiếp, còn mọi thứ đằng sau triển khai, chăm sóc phải có những bộ phận chuyên biệt. Nhưng không, mang Kh về xong lại phải lăn đi khắp nơi để cầu xin những việc mà thuộc trách nhiệm của đứa A đứa B : “ac làm sớm giúp e Kh kêu quá” “ac ơi lỗi này ac xử lý gấp giúp chứ ảnh hưởng uy tín quá”…Quy trình thì có đấy, nhưng không gán được trách nhiệm cho đứa nào cả, mất khách thì mình chịu, mình mất lương chứ bọn hỗ trợ chả sao cả, cay là ở chỗ đó.

Chưa xong, logic cơ bản là làm cái gì nhận lương cái đó, thu được tiền Kh, hồ sơ đầy đủ…nhưng đó mới là bắt đầu cuộc chiến tiếp theo, cuộc chiến giành lương. Nếu không kiểm tra kỹ thì có thể bị tính thiếu lương, tính sai lương…các kiểu, hoặc đơn giản là “phản hồi chậm là mất” -> “à cái này bộ phận tích lương tính sai thật nhưng phản hồi chậm quá thời gian quy định nên coi như mất em ạ” . Vậy đó, cuộc chiến sinh tử giành giật Kh đã thắng nhưng thua trong cuộc chiến tốc độ để giành tiền đáng lẽ thuộc về mình, chậm là chết!

Chính vì vậy, chưa bao giờ muốn bung hết sức, muốn cháy hết mình mà luôn giành điều đó cho những kế hoạch riêng, thất bại nhiều nhưng chưa bao giờ nản vì được làm điều mình thích. Tự vẽ ra quy trình, tự chọn người và gán trách nhiệm rõ ràng cụ thể, tạo ra môi trường công bằng, văn minh, hiệu quả để khiến ai cũng cảm thấy thoải mái chứ không ấm ức như mình hiện tại, cố lên Đức.

Cố nhên Đức-ruto <3

p/s: Hiện mấy đối tác đều vướng bân việc riêng, chuyện gia đình, chỉ còn một mình mình vẫn “lông bông” . Muốn đầu tư cái này cái kia mà chưa dám xuống tiền vì Covid, mà làm một mình thì không muốn nữa vì không đi được xa, ai có Dự án nào hay ho không?