Ngu thì chết

Home Cuộc sống xã hội Bộ ảnh nóng bỏng của Lisa (BLACKPINK)

Gần đây, mà không phải, thời nay việc các cháu học sinh vì buồn phiền một chuyện gì đó mà quẫn trí tutu diễn ra khá nhiều. Có thể ngày xưa cũng thế nhưng truyền thông chưa phát triển nên chả ai biết, nhưng chí ít với những bạn bè xung quanh mình, việc này gần như là không có. Vậy nguyên nhân ở đâu? (1)

Thế hệ GenZ

Ảnh minh họa GenZ =))

Theo Wiki thì thế hệ gen Z sinh từ năm 1996 – 2012 (tức là tầm 11- 27 tuổi ở năm 2023). Khoảng thời gian từ 11-18 tuổi là tuổi dậy thì và cũng là tuổi “nổi loạn”. Đây là thời điểm mà mọi thứ không theo khuôn khổ nào cả, thích thể hiện bản thân, làm những điều gây chú ý và có những suy nghĩ khác chuẩn. Thời nào cũng thế nhưng tại sao thế hệ GenZ lại “khác biệt”?

Sự ảnh hưởng của “môi trường sống”

Bố mẹ của GenZ có thể là 7x và cả 8x, độ tuổi 11-18 thì 8x hoàn toàn có thể đẻ ra hội này :)) . Với đặc thù bố mẹ trẻ thì việc quản lý cũng “thoáng” hơn, không “gia giáo” như ngày xưa. Việc này là sự phát triển đương nhiên của xã hội, sau này mình có con mình cũng sẽ giáo dục theo hướng “hiện đại” và theo hệ tư tưởng mà mình cho là đúng, những điều cũ và không phù hợp nên bỏ đi. Ngoài ra, việc phát triển của Internet, bố mẹ bận guồng quay công việc thì các cháu tiếp xúc với những nội dung độc hại gây tổn thương tâm sinh lý là điều hiện hữu đang diễn ra.

Đổ hết lỗi cho hoàn cảnh?

Con người cần vượt qua hoàn cảnh chứ không phải đổ lỗi cho nó

Môi trường tác động đến con người là điều không bàn cãi, nhưng tác động ở mức nào là do bản lĩnh của mỗi người. “Gần mực thì đen – Gần đèn thì rạng” không phải lúc nào cũng đúng.

Trở lại câu chuyện về tutu, khi vào các post này luôn có hai luồng ý kiến, người thì cho rằng áp lực thời nay “lớn hơn” nên việc tutu diễn ra nhiều hơn. Nhưng khi có ai đó kể lại các áp lực thời xưa và chỉ ra “độ lớn” của nó thì lại bảo “xưa khác nay không thể so sánh”.
Đúng! Xưa khác nay không thể nào đem lên bàn cân được, chính vì vậy điều quan trọng nhất là cách mỗi chung ta đối mặt và xử lý các áp lực đó chứ không phải so sánh thời nào áp lực hơn. Cuộc sống luôn có khó khăn mà chúng ta hay gọi nó là áp lực, nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó luôn luôn là áp lực, nhưng nếu ta nghĩ tích cực thì nó là khó khăn cần vượt qua, và mỗi lần vượt qua khó khăn là một lần thu lại tri thức và kinh nghiệm > đây mới là phương án xử lý vấn đề chứ không phải tutu 🙂

Ngày xưa ông bà bố mẹ lo ăn từng bữa, chạy đạn chạy bom mà vẫn nuôi lớn 4-5 người con. Ngày nay nuôi một đứa thì “trầm cảm sau sinh”. ok thời xưa khác thời nay khác, luôn là như vậy . Cảm thấy áp lực quá thì tutu một mình đừng đem con theo nó chả có tội gì cả.

Áp lực của thầy cô thì sao?

Ai cũng có áp lực, quan trọng bạn vượt qua nó thế nào

Các cháu nhiều áp lực và thầy cô cũng chả kém, từ mầm non cho đến cấp 3, vụ gì cũng có Camera chĩa vào và sẵn sàng Viral sau một đêm. Thầy cô nặng lời chút thôi, chạm tay vào má chút thôi là bố mẹ cháu sẵn sàng đến chém cô ngay, “cộng đồng mạng” sẵn sàng chửi rủa toàn bộ gia đình cô ngay.

“Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” – Câu này vẫn đúng đến nay. Nuôi dạy trẻ, dạy dỗ học sinh chưa bao giờ suôn sẻ, có những đứa có thể coi là “bất trị”, tức là ngon ngọt đến đâu, phương pháp khoa học thế nào thì vẫn không thể bảo được nó, vậy chỉ còn cách cuối là tẩn nó xem thế nào, vẫn không được thì giả về gia đình thôi.

Thế hệ 8x 9x chắc hiểu rõ nhất về các trận đòn roi từ thầy cô cho đến gia đình, nhưng chắc hẳn mỗi chúng ta không ai oán hận và đến bây giờ còn thấy biết ơn. Chính những trận “chết đi sống lại” đó giúp chúng ta hiểu rõ được quy tắc, lễ nghĩa trong ứng xử: Kính trên nhường dưới, biết cái nào đúng cái nào sai, biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết phục lý lẽ. Bây giờ thì các cháu sẽ đem quyền con người, quyền trẻ em và mọi thứ ra để thậm chí còn kiện bố mẹ mình. Đương nhiên không phủ nhận nạn bạo lực thực sự cũng đang diễn ra trong nhà trường, gia đình và việc này cần pháp luật vào cuộc chứ không đơn giản chỉ là bàn luận quan điểm nữa.

Nhân đây cũng kể một chút về thời “nổi loạn” của mình. Hồi cấp 2 thì Bố mẹ bán hàng đêm nên ngủ ngày, tầm 7h sáng đẩy mình ra khỏi nhà là xong không biết trôi đi đâu về đâu. Nhưng bản thân mình chưa bao giờ trách bố mẹ không quan tâm, vẫn tự gác học tập đầy đủ, đơn giản vì mình thấy nếu học ngu các bạn gái sẽ chê cười, vậy thôi. Ai biết về gia đình mình cũng biết Bm mình thế nào, nhưng các bạn thấy đó, mình không dính vào rượu chè, cơ bạc, lô đề, bóng đá…hay bất kì tệ nạn nào, vậy nguyên nhân ở đâu? (2)

Ngu thì chết

Bản thân mình có điều kiện tiếp xúc với GenZ thấy rằng thế hệ này rất giỏi các môn liên quan đến nghệ thuật (thời trang, vẽ…) và ngôn ngữ. Có lẽ do nhà có điều kiện hơn và được bố mẹ cho đi học để phát huy năng khiếu. Rất nhiều bạn đạt được các thành tựu và các thế hệ cũ không thể tưởng tượng nổi, do sự phát triển của công nghệ nên sản sinh ra nhiều công việc kiếm tiền không tưởng.

Nhưng về mặt bằng chung thì thế hệ này kém cha anh rất nhiều. GenZ làm việc rất bị động, có thái độ ỷ lại, ăn sẵn, lười tư duy, hay giận dỗi, kỹ năng mềm kém, ngại giao tiếp xã hội, không vừa ý là sẵn sàng phản bác cấp trên nhưng lý luận lại thiếu căn cứ. Đây là hệ quả của việc các bố mẹ giữ con quá, thả ra ngoài thì sợ xã hội offline ăn mất con, giốt trong nhà thì xã hội Online lại làm suy nghĩ lệch lạc, đường nào cũng chết.

Cuối bài quay trở lại chủ đề tutu. Trong cái post này có rất nhiều những suy nghĩ lệch lạc mà mình coi là quá sốc

Nhiều đứa nghĩ như này lắm không phải cá biệt

Tutu là điều đương nhiên: Nhiều cháu coi rằng tutu là điều hiển nhiên khi đối mặt với các áp lực không xử lý được. Nếu ai theo đạo Phật sẽ biết tutu là tội cực kỳ nặng, trước tiên đó là BẤT HIẾU

Ai bắt BM đẻ ra đâu: Nhiều cháu suy nghĩ rằng không ai bắt Bm phải đẻ ra quả, ai bảo ông bà “sướng” rồi đẻ ra. Đã đẻ ra thì phải có trách nhiệm nuôi ăn học và “không được chửi mắng đánh đập” => Đây thực sự là VÔ ƠN

Một lũ Bất hiếu và Vô ơn, cứ để chọn lọc tự nhiên làm việc của nó.