Hãy trả lời đúng câu hỏi!

Home Bộ ảnh nóng bỏng của Lisa (BLACKPINK)

Mình thấy nhiều người có vấn đề trong giao tiếp hoặc các cuộc tranh luận thường không có kết quả do họ không có phương pháp, ko biết cách làm sao để hiểu nhau. Sau đây xin chia sẻ một số giải pháp:

 

Người ta thường mắc sai lầm khi tranh luận (thô thì gọi là cãi nhau) là luôn cố gắng BẢO VỆ QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH. Nghe có vẻ sai sai nhỉ =)), ý mình là người ta cứ nằng nặng với quan điểm của mình mà không thèm quan tâm đến quan điểm của người khác. Quan điểm khác nhau thì mới phải tranh luận, nhưng ai cũng đi theo hướng của bản thân thì như con đường song song vậy, không có điểm dừng. Vậy ta phải làm gì?

Ví dụ ta có 2 người A và B đang tranh luận. Cả 2 cần thay phiên nhau làm các việc sau:

  • Người A đưa ra quan điểm bản thân (luận điểm)
  • Người A sử dụng các phương pháp lâp luận, luận cứ, luận chứng để bảo vệ quan điểm
  • Người B sử dụng các phương pháp lâp luận, luận cứ, luận chứng để chứng minh quan điểm của người A sai hoặc không hợp lý. Đồng thời có thể nêu luận điểm của mình
  • Người A lại tiếp tục lập luận để bảo vệ đồng thời chứng minh cách lập luận của người B sai hoặc không hợp lý

….

Cứ như vậy cho đến khi 1 trong 2 bên không còn luận cứ, luận chứng nào nữa tức là người đó thua.

Hiệu quả/Phát sinh: Có 1 thực tế là dù đuối lý nhưng nhiều bạn vẫn không bao giờ nhận mình sai. Đây là tâm lý khá tai hại vi không biết hướng tới lẽ phải, những điều đúng đắn, não bộ thụ động với thông tin, không có sự thay đổi tư duy hướng tới cái mới. Người ta hay nói “con số không biết nói dối”, tức là dùng để so sánh trong các trường hợp ai đó bảo thủ không chịu thừa nhận sự sai lầm trong lập luận của bản thân. Lại có câu “không cùng quan điểm rất khó nói chuyện”, chính vì vậy ta mới cần chia nhỏ vấn đề thành các luận cứ luận chứng, phân tích dần dần tính đúng đắn của chúng như kiểu các con số vậy.

Điều “bức xúc” tiếp theo là cách trả lời câu hỏi để giải quyết vấn đề . Trước tiên, câu hỏi chia ra làm 2 loại:

Dạng 1) Câu hỏi đúng/sai: Tức là câu trả lời đã được xác định, chỉ chọn 1 trong 2 phương án

Ví dụ: Em có thích messi ko?

Dạng 2) Câu hỏi mở: là kiểu câu mong muốn khai thác càng nhiều thông tin của người trả lời càng tốt

Ví dụ: bạn nghĩ sao về việc giới trẻ  ngày nay ghét thể thao ưa dâm dục?

-> Các sai lầm trong câu trả lời:

Dạng 1: Đưa câu trả lời dài dòng không cần thiết

Ví dụ trả lời câu trên: Không. Em thích Ronaldo, bởi vì anh ta…blblabla…

->Nhiều người cho rằng việc trả lời thêm làm phong phú, đầy đủ blbal nhưng mình thấy thế là thừa và làm mất thời gian. Ví đôi khi người hỏi không cần biết các thông tin đó

->ví dụ mình đang gặp 1 vấn đề trong tin học, có những lỗi mà mình ko hiểu, mình bắt đầu phân tích nó thành các gạch đầu dòng và phán đoán các nguyên nhân -> hỏi mấy ông pro theo dạng câu hỏi đúng/sai -> rồi thì ông ý nói 1 tràng giang đại hải về cách fix lỗi đó ->ok vấn đề của mình được giải quyết sau khi làm theo hướng dẫn ->nhưng cuối cùng mình chả hiểu gì về cái lỗi đó cả ->việc chia vấn đề thành các gạch đầu dòng và giải quyết từng cái khiến bạn hiểu cặn kẽ vấn đề ->nếu người trả lời đáng tin cậy giải đáp cho bạn thì đó mới là cách giúp đỡ hiệu quả nhất

Dạng 2: ngc lại, câu trả lời lại quá ngắn không đem lại thông tin hữu ích

Ví dụ: Vì bọn nó thích thế!

->dạng câu hỏi này thì tùy người. Người nào biết nhiều thì nói nhiều biết ít nói ít. Vì vậy mình chỉ bức xúc về dạng 1 thôi

 

Việc dùng các phương pháp giao tiếp trên không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả mà còn nâng cao khả năng tư duy, phân tích vấn đề và lập luận của bản thân. Bạn càng cãi nhiều chứng tỏ bạn càng giỏi, càng nhiều kiến thức. Nó giống kiểu những người hay chém gió vậy, biết nhiều thì mới chém hay chứ chả biết gì thì chỉ ngồi im thôi.

Có người nói đúng sai chỉ tương đối không cần thiết phải rạch ròi, mình không nghĩ thế!. Đúng là đúng, sai là sai. Sai không có gì là xấu, sai mà không biết mình sai, hoặc biết mình sai mà ko biết sửa mới là điều đáng lo. Những người bảo thủ thì không bao giờ có thể tiến xa trong xã hội vì họ chỉ ở mãi trong cái “giếng” của bản thân. Nhớ ngày trước mình viết chương trình cho cuộc thi “Nhà quản trị tài ba” ở trường Đại học. Sau khi phân tích nội dung, tính khả thi của kế hoạch trước CLB, trước cô chủ nhiệm, mọi người đều ok, mình tâm đắc lắm. Sau đó bước cuối là mình gửi cho mấy anh chị thế hệ trước mà mình coi trọng và hẹn 1 buổi cafe. Các anh chị phân tích kế hoạch của mình, chỉ ra các điểm sai sót không hợp lý làm mình khá…sốc. Kiểu như cứ nghĩ kế hoạch đã hoàn hảo lắm rồi ai ngờ mắc phải những lỗi như thế. Sau khi trấn tĩnh  mình viết lại kế hoạch và cảm thấy bản thân thật nhỏ bé, không là gì so với xã hội rộng lớn ngoài kia, có rất nhiều người tài giỏi.

Từ đó mình đã bớt đi chút sự kiêu căng trong tính cách, bớt 1 chút sự tự tin trong cách nói chuyện, điềm tĩnh hơn và nhìn mọi việc sâu xa hơn. Sự thay đổi này rất tuyệt phải không nào? ^^