Ý nghĩa các thuật ngữ thường gặp khi tải game trên website ?

Game Of The Year (hoặc GOTY): Là một trong những giải thưởng cao quý nhất tại sự kiện The Game Awards hằng năm. Thường những bản game này trên website đã bao gồm đầy đủ các DLCs. Để biết chi tiết các DLCs thì các bạn vui lòng đọc kỹ phần giới thiệu hoặc phần lưu ý.

DRM: Digital rights management – Quản lý bản quyền kỹ thuật số => cr@ck sẽ giả mạo, bypass, tạo DRM giả v.v… để bạn có thể chơi được game. Các cr@ck phổ biến hiện nay thường sẽ sử dụng api emulator dll để mô phỏng lại các api dll, tạo DRM giả để cho phép game được chạy lên.

Pre-installed: Nghĩa là game đã được cài đặt + chép cr@ck sẵn vì vậy bạn chỉ cần giải nén và chơi luôn thay vì phải qua bước setup game. Tuy nhiên nếu có các cr@ck fix lỗi, Update hoặc nhiều thứ khác kèm theo bên dưới thì các bạn cũng nên cài đặt để bản game tốt hơn.

Bản EGS Build NămThángNgày: Tức là base game được lấy từ bên Epic Games Store với phiên bản được phát hành vào NămThángNgày

Bản Steam Build NămThángNgày (số build id của steam): Tức là base game được lấy từ Steam Store với phiên bản được phát hành vào NămThángNgày còn (số build id của steam) là số id duy nhất đi kèm với phiên bản. Ví dụ game này vào ngày 04/05/2023 ra tận 3 update với các build id lần lượt là 11152793, 11152798 và 11152800 nhưng trong game lại không hiển thị phiên bản (v???) bao nhiêu, nên sẽ rất khó để bạn xác định được phiên bản của bạn đã tải (ở nơi khác chăng?) có phải là mới nhất hay không.

DLC Unlocker: Đây không phải cr@ck, nói đơn giản là nó chỉ làm đúng nhiệm vụ mở khóa các DLC trong game khi bạn đã mua sẵn base game bản quyền mà không cần phải mua các DLC đó, còn các chức năng của game bản quyền thì vẫn hoàn toàn sử dụng được bình thường kể cả chế độ Online (nếu có). Tùy vào từng game, có một số game tách các file DLC ra riêng với base game vì vậy cần phải tải thêm các file DLC kèm với DLC Unlocker thì mới mở khóa được (thường thì mình gộp chung vào 1 file tải luôn).

Watting for cr@ck: Chưa có cr@ck. Thường thì các game trải qua các lớp bảo vệ như DENUVO, EAC sẽ cần có thời gian cr@ck khá lâu. Nếu bạn thấy chữ này ở trang game của mình thì mình đảm bảo 100% chẳng chỗ nào khác giúp bạn có thể chơi được game đó miễn phí cả. Vì vậy đừng lãng phí thời gian và mạo hiểm máy tính của bạn để thử ở những nơi khác. Tất cả là lừa đảo và các bạn ghi nhớ giúp mình, không có nhóm cr@ck nào có website chính chủ (ngoại trừ 3DM nói bên dưới), kể cả skidrow. Tất cả là giả mạo.

GOG: là chữ viết tắt của Good Old Games. Các bạn chỉ cần hiểu đơn giản là những game DRM-FREE. Nghĩa là nó không bị can thiệp bởi các phần mềm bảo vệ bản quyền. Vì thế game này được xem như là game bản quyền chỉ cần tải xong là chơi. Đã không được bảo vệ thì chúng ta không cần cr@ck.

DLC hoặc DLCs: là viết tắt của cụm từ Downloadable Content, có nghĩa là nội dung tải thêm của một game. Thông thường, khi phát hành game ra thị trường thì để tăng tính hấp dẫn cũng như gắn kết người chơi lâu dài, nhà phát triển sẽ duy trì đội ngũ làm game để tạo thêm các nội dung mở rộng và bán (có khi là tặng miễn phí, tùy thuộc vào chính sách từng nhà phát hành game). Thường bổ sung màn chơi mới, nhân vật, chức năng mới hoặc những vật phẩm mới v.v…

Lưu ý: Có 1 số DLC chúng ta cần phải chơi 1 phần hoặc hết cốt truyện nó mới mở ra nhé. Rất nhiều bạn hỏi mình tại sao cài DLC vào cũng không có gì mới.

Ví dụ như game Saint Row 4 trên website có đầy đủ DLC nhưng có bạn lại báo không có DLC, mình phải mất rất nhiều thời gian để chơi đến nhiệm vụ thứ mười mấy mới thấy các DLC mở ra để chứng minh cho bạn ấy.

Update: là bản cập nhật. Thường thì khi game Update hầu hết là để sửa lỗi. Có những lỗi chúng ta thấy được và có những lỗi chúng ta không thể thấy được.

Lưu ý: DLC và Update rõ ràng là khác nhau đấy nhé. Vì rất nhiều người hỏi mình rằng tại sao Update mà vào game không có gì mới.

Save game location: là đường dẫn đến nơi file save game được lưu lại trên PC (đôi khi cũng là nơi lưu file setting game). Thông tin này phục vụ cho nhiều mục đích CÁ NHÂN khác nhau. Ví dụ bạn muốn chia sẻ / đem save game sang máy khác chơi, muốn lưu lại ở nơi an toàn trước khi cài mới Windows, những game save tự động và bạn muốn quản lí checkpoint, hay vọc file save để cheat,…

Để sử dụng, ta copy đường dẫn đó vào thanh địa chỉ của cửa sổ bất kì rồi Enter, hoặc sử dụng hộp thoại Run.

PROPER: Có thể hiểu như là chuẩn cơm mẹ nấu, thường được các nhóm gắn kèm vào tên bản game của họ để “sửa lưng” các nhóm đối thủ khác và chỉ ra đối thủ của họ làm sai cái gì, hỏng cái gì v.v… . Ngoài ra PROPER còn là một hàm trong Microsoft Excel (không liên quan).

3DM: Là nhóm cr@ck của Trung Quốc và chỉ duy nhất nhóm cr@ck này có website riêng (Toàn tiếng Tàu). Là nhóm cr@ck game có thể nói là “BÁ” nhất cho đến thời điểm trước năm 2014. Thường các game của 3DM giải nén xong là chơi được ngay, 1 số ít thì sẽ có cr@ck riêng đi kèm để Fix lỗi.

DENUVO: Là lớp bảo vệ chống cr@ck game BÁ ĐẠO nhất từ năm 2014 đến nay! Với thời điểm đầu ra mắt, thì DENUVO còn khá sơ sài mà đã “làm khó” không ít cách nhóm cr@cker. Sau 1 vài bản nâng cấp, thì DENUVO đã trở nên thật sự BÁ ĐẠO khi làm cho 3DM phải tuyên bố “tạm dừng cr@ck game” khi họ phải bó tay với Just cause 3. Mãi đến năm 2017, thì cũng chỉ có 3 nhóm (cá nhân) cr@cker có thể đánh bại hoàn toàn DENUVO.

CPY: Là nhóm cr@ck lâu đời người Ý (Italia). Đây là nhóm cr@cker đầu tiên cr@ck được game có sử dụng lớp bảo vệ DENUVO (tính đến lúc DENUVO hoàn thiện) và tính đến hiện tại (mùa thu 2017) thì nhóm này đã chính thức hoàn thiện tool cr@ck dành riêng cho DENUVO cho nên, các game được DENUVO bảo vệ xử lý rất nhanh chóng. Vì vậy ta có thể nói rằng, đây là nhóm cr@cker BÁ ĐẠO nhất hiện nay và giờ họ chỉ khép gọn lại chuyên tâm vào “chăm sóc” DENUVO. cr@ck thường nằm trong thư mục cr@ck.

BALDMAN: Là biệt danh của 1 cá nhân xuất chúng, xuất hiện vào khoảng giữa năm 2017 thử tài với DENUVO và BALDMAN đã chiến thắng với 2 tựa game đầu tay là Nier và Sniper Ghost Elite 3 với bản cr@ck tạm được gọi là “BALDMAN v1”. Tuy nhiên, v1 có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra như crash, bug, freeze, kèm theo DENUVO nâng cấp phiên bản “khó hơn” nhưng chỉ sau v2 rồi đến “BALDMAN v3” thì “anh ta” đã hoàn toàn chiến thằng DENUVO một cách hoàn hảo. Sau cuộc thử tài này thì anh ấy đã dừng công việc cr@ck game với lời bày tỏ “tôi đã đạt được mục tiêu của mình, hãy hướng tới CPY vì họ là nhóm cr@cker đỉnh cao nhất, hãy chờ đợi họ hoàn thiện tool và trở lại”.

STEAMPUNKS: Cũng như BALDMAN, đây cái tên mới xuất hiện trong năm 2017. “Họ” đã tự ghi tên mình vào bảng “DENUVO cr@cker”. Tính tới thời điểm hiện tại, tốc độ cr@ck của “họ” có thể nói là ngang ngửa với CPY và cũng chỉ  “chăm sóc” đặc biệt cho DENUVO. Đây là 1 nhóm hay chỉ là 1 cá nhân xuất chúng? Đó vẫn là 1 dấu hỏi lớn trong thế giới nổi lẫn thế giới ngầm!

CODEX: Theo thông tin không chính thức thì nhóm này được tách từ SKIDROW ra . Vào năm 2017 họ đã bất ngờ phát hành với bản cr@ck Denuvo đầu tay trên game Middle-earth: Shadow of War và thêm khá nhiều game Denuvo khác sau này. Vào thời điểm bấy giờ, nhóm này được coi như là vô đối vì tốc độ release game rất nhanh và không ngán bất kỳ DRM nào cả (Denuvo mà còn vả luôn thì nói gì nữa). cr@ck riêng thường nằm trong folder CODEX và các game mới cũng có trình tự động chép cr@ck sau khi cài đặt.

Vào ngày 24/02/2022 (GMT+7) nhóm này đã tuyên bố ngừng hoạt động với lý do vô đối quá nên chán, không có nhóm nào đủ trình cạnh tranh với họ nữa cả

CODEPUNKS: là nhóm kết hợp giữa CODEX và STEAMPUNKS sau 1 cuộc “hội ngộ tình cờ”, họ đã bắt tay với nhau với mục tiêu chỉ cr@ck các game có DRM là Denuvo. Tuy không phát hành được nhiều game (chỉ vỏn vẹn 2 game là FERNBUS SIMULATOR và PARK THE FRACTURED BUT WHOLE) nhưng có thể nói chất lượng bản cr@ck của nhóm này cực kỳ cao, hầu nhưng không có bất kỳ lỗi vặt nào.

PLAZA: Là nhóm con của CODEX. Game do nhóm này có cr@ck riêng đi kèm. Những game cũ chúng ta phải cr@ck bằng tay – nghĩa là Copy bỏ vào thư mục game sau khi cài. cr@ck riêng thường nằm trong folder PLAZA. Những game mới sau này, trình cài đặt của nó cho phép chúng ta chọn vào ô tự động chép cr@ck luôn sau khi cài xong.

Vào ngày 24/02/2022 (GMT+7) nhóm này cũng đã tuyên bố ngừng hoạt động cùng với CODEX

RUNE: Là nhóm mới trong năm 2022, cũng là một nhóm con của CODEX. Họ chỉ phát hành các bản game riêng lẻ dành cho người Đức (GERMAN) nhưng sau khi CODEX nghỉ hưu thì vào tháng 3 năm 2023 nhóm này đã bắt đầu hoạt động mạnh như CODEX lúc trước.

cr@ck riêng thường nằm trong folder RUNE và có trình tự động chép cr@ck sau khi cài đặt.

PROPHET: Game thường kèm theo đa ngôn ngữ. cr@ck riêng thường nằm trong folder PROPHET.

FLT (FAIRLIGHT): Là nhóm cr@ck lâu đời nhất. Hiện giờ nhóm không còn hoạt động. Game của họ đều có cr@ck riêng đi kèm và chúng ta phải cr@ck thủ công. cr@ck thường nằm trong folder Fairlight.

RAZOR1911: Phải nói nhóm này là LÃO LÀNG trong giới cr@cker. Được thành lập vào năm 1985 và đã cr@ck được rất nhiều game trước đây. Hiện giờ nhóm không còn hoạt động nữa. Game của họ đều có cr@ck riêng đi kèm và chúng ta phải cr@ck thủ công. cr@ck thường nằm trong folder RAZOR1911.

RELOADED: Xuất hiện sau RAZOR1911 không lâu và họ cũng đã chứng tỏ được tài năng của họ bằng các cr@ck được các tựa game nổi tiếng trước đây. Ý kiến cá nhân thì cr@ck RELOADED ổn định hơn các nhóm cr@ck khác rất nhiều. Game thường đi kèm vs cr@ck riêng và phải cr@ck thủ công. cr@ck thường nằm trong folder RELOADED.

SKIDROWLà nhóm cr@ck gắn liền vs các tựa game bom tấn. Cho đến thời điểm hiện tại nhóm ít cho ra cr@ck và cr@ck của họ thường phải fix đi fix lại rất nhiều lần. Đối vs cá nhân mình thì hiện tại cr@ck của họ là cr@ck kém ổn định nhất. Fix đi fix lại liên tục toàn những lỗi tào lao. Game của nhóm này có cr@ck riêng và ta phải cr@ck thủ công. cr@ck thường nằm trong thư mục SKIDROW

Đây là 1 trong những nhóm cr@ck mà các bạn lầm tưởng nó có Website riêng nhiều nhất. Thật ra những trang web bạn tìm thấy trên Google tất cả chỉ là giả mạo. Thậm chí những Website đó khá nổi tiếng nữa chỉ vì ăn theo, chỉ vì lấy tên nhóm đặt cho website. Vs cá nhân mình, mình có mối thù truyền kiếp đối vs các website đó. Họ lợi dụng danh tiếng để trục lợi cá nhân.

Các nhóm cr@ck còn lại cũng tương tự nghen. Tên nhóm là gì thì cr@ck nằm trong thư mục có tên của nhóm đó. Đừng nhầm vs các nhóm REPACK.

REPACK: Game có chữ Repack là game SIÊU FULL – SIÊU NÉN hay còn được gọi là FULL RIP. Game Repack và game RIP nó khác nhau. Đừng lầm tưởng nhé.

Game Repack là game FULL được nén lại để dễ dàng trong quá trình Download và lưu trữ. Nó chỉ nén để giảm dung lượng thôi và loại bỏ các ngôn ngữ không cần thiết như tiếu tàu, tiếng pháp v.v… chứ không cắt xén gì cả. Còn FULL RIP mới là vừa nén vừa giảm chất lượng nhé (hầu như hiện nay đều k còn bản rip nữa).

Thường game gốc của các nhóm cr@ck, mỗi lần có Update và DLC chúng ta phải cài đặt thủ công và cr@ck lại từ đầu. Còn Repack, cài 1 phát là đầy đủ luôn không cần cài thêm gì.

Ưu điểm của REPACK:

– Dung lượng thấp -> dễ Download và lưu trữ

– Phù hợp với các bản update và DLCs của nhóm cr@ck gốc.

Nhược điểm của REPACK:

– Download thì nhanh nhưng cài đặt thì SIÊU LÂU. Ví dụ game Max Payne 3 mình phải tốn gần 2 tiếng để chạy cài đặt

– Dễ gây lỗi rất quái dị. Máy yếu quá hoặc máy quá mạnh (chạy nhanh quá) là lỗi liền.

Các nhóm REPACK khác vs các nhóm cr@ck. Họ đều có trang web riêng cho mình. Các nhóm REPACK thường gặp như : RG Catalyst, R.G World Games, FitGirl, NosTeam, RG Mechanics, BlackBox …

Lưu ý: Nhóm Repack khác nhóm cr@ck. Nhóm Repack chỉ đi lấy game của các nhóm cr@ck để Repack game mà thôi. Đừng có nhầm họ là cr@cker. Quan điểm cá nhân là mình rất ít khi UPLOAD game Repack bởi vì nó ko ổn định. Ví dụ game Grand Theft Auto 5 phát hành 2015 thì phải đến 2017 mình mới dám tìm và UPLOAD Repack. Sợ lắm các bạn ạ. Đọc NHƯỢC ĐIỂM sẽ rõ.